Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

GHẾ HƯƠNG- HƯƠNG KỈ là gì?

76.

AC: Hương kỷ [香几] là ghế hương (tr. 369/38a). Thực ra thì “Hương kỷ là kỷ hương.” Kỷ là một thứ khay nhỏ, có mặt đáy phẳng và có thành thấp, thường thấy nhất là trong danh ngữ kỷ trà (còn ở đây là kỷ hương).

TTD: Đúng là “kỷ” là một loại khay nhỏ, đáy phẳng, như kỷ trà- kỷ chè.
Nhưng “kỷ hương” thì vẫn là “ghế hương” vì nó là một loại GHẾ.
Ghế hương có mặt hình vuông, tròn hoặc lục giác, có chân tương đối cao, các chân đều uốn cong một độ vừa phải và duyên dáng. Chức năng của ghế hương là dùng để đặt lò hương, đỉnh trầm.
Hán ngữ đại từ điển (1994 Q12: 23) ghi: “Hương kỷ: là loại kỉ án để đặt lò hương. Vương Tích đời Minh trong sách “Tam tài đồ hội” phần Khí dụng mục Hương kỷ ghi rằng ‘Lý Vưu đời Hán trong bài Kỷ minh có viết: Hoàng Đế và Hiên Viên chế tác thành. Như thế Kỉ / Ghế có từ đời Hoàng đế, đến nay đã cổ…… Nay gọi là yến kỷ 燕几, hay đài 檯, hay thư trác 書卓, hay thiên thiền kỷ 天禪几, hay hương kỷ 香几, vắn dài to nhỏ khác nhau’.”
Năm 1591, Cao Liêm trong tác phẩm “Tuân sinh bát tiên” phần "Yên nhàn thanh thưởng tiên" có ghi: “hình chế của hương kỷ trong phòng sách thì có hai loại: loại cao 1 thước tám tấc, mặt ghế hoặc ốp đá Đại Lý, hoặc các loại Kỳ Dương, Mã Não, hoặc tương ở giữa bằng đậu bá nam; có khi thì mặt tứ giác, bát giác, có khi lại vuông, có khi thì là hình hoa mai, hoa quỳ, hoa ráy, hoặc dạng hình tròn, có khi sơn có khi đánh bóng. Các loại ghế này dùng để đặt các bể non bộ, các chậu thưởng lãm dị thạch, hoặt đặt mâm bưởi, hoặc đặt lọ hoa để cắm nhiều hoa, hoặc đặt riêng một lò hương. Loại này đều là ghế cao.”
Ghế hương, thời Nguyễn. Nguồn: ảnh thời Pháp.

Toàn văn bài thảo luận xem link:
https://www.dropbox.com/s/90mas7yoyeeh89x/th%C6%B0%20c%E1%BA%A3m%20%C6%A1n%20b%C3%A1c%20An%20Chi-%20TTD.pdf?dl=0

2 nhận xét:

  1. Tôi có biết một số bài thơ tâm linh Việt Nam, đọc thẳng không viết thành chữ Hán Nôm, cũng nhờ bạn T.T. Dương dịch sơ bộ giùm, thanks nhiều, mỗi đoạn thơ đánh dấu sao. Trong đó có bài thơ tâm linh của Phật Hoàng Trần Nhân Tông bổ sung thêm 2 câu và Trần Quốc Nghiễn trong bài thơ cuối 8 câu, còn 4 câu đầu của Quốc Tổ Lạc Long Quân:

    Quốc Tổ Lạc Long Quân:
    Long phụ Tiên mẫu phúc sở di,
    Thánh nữ Thần nam sự xuất kỳ.
    Khả vi quốc sử vi gia phả,
    Vạn cổ nhi tôn cảm hệ chi.

    * Khê thanh tựu thị quảng trường thiệt,
    Sơn sắc vô phi thanh tịnh thân.

    * Thi thi trích tiêu vũ,
    Tắc tắc thưởng tùng phong.
    Hoa hoa thế giới kim hà nhật,
    Ngã thuyết hoa hoa miễn thị không.

    * Phật Trần Nhân Tông:
    Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
    Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
    Thần du đối thử hoan vô cực,
    Hảo hướng không môn tác tỳ khâu.

    * Cường lương thế giới giai danh lợi,
    Nhược chất thiền gia chỉ kệ kinh.
    Nam Hải hữu châu thu thập đạo,
    Nhất sinh nhân quả ngộ tam sinh.

    * Trần Quốc Nghiễn:
    Đạo Nguyên nhất mạch thủy lưu Đông,
    Chướng khởi Văn Lang vạn khoảnh hồng.
    Tuệ điểu đàm lai vô thượng kệ,
    Tòa phong hưởng nhập tự do chung.
    Tam thừa diễn xuất Thần, Tiên, Phật,
    Bách sách biên thành thượng, hạ, trung.
    Thiền sử hữu năng phù thế giáo,
    Thiện duyên hoàn bả tác tinh công.

    Trả lờiXóa