Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Nguyễn Miên Kiền và bài "Tụng Thị học"



Trần Trọng Dương



Nguyễn Miên Kiền (1831- 1855) tự là Trọng Cung, con thứ 55 của Thánh Tổ Nhân hoàng đế Minh Mệnh, em cùng mẹ với Trấn Biên Quận Công Miên Thanh. Khi làm hoàng tử ra mở phủ riêng đi học, thông kinh sử, có văn từ. Năm Thiệu Trị thứ 6, phong làm Phong quốc công. Năm Tự Đức thứ 7, vua ngự thăm nhà Thái Học, ông theo hầu, hiến bài Tụng thị học và được đưa vào cuốn Bích Ung canh ca hội. Năm thứ 7 niên hiệu Tự Đức (1855), ông mất, thọ 24 tuổi, thụy là Hoằng Nhã, đền ở xã Vĩ Dã huyện Phú Vang.
Ông sáng tác không nhiều. Bài dưới là bài duy nhất còn lại của ông. Chúng tôi xin giới thiệu bài tụng này.

Nguyên văn:

視 學 頌 并 序

欽 維, 聖 天 子 ﹕
道 心 昭 晰 ,
聖 學 緝 熙.
綱 紀 四 方, 言 為 法 而 行 為 則,
修 明 百 度, 府 惟 修 而 事 惟 和 。
是 以
南 畝 有 年 , 屢 頌 倉 箱 協 美 。
邊 疆 無 事 , 共 歌 耕 鑿 攸 寧.
良 由﹕
道 合 化 成 ,
仁 滂 施 厚 .
寔 振 古 以 來 未 有 盛 如 此 也 。 乃 蠲 吉 於 本 年 二 月 下 丁 日 , 上 親 釋 奠 於 文 廟 , 禮 成 , 命 駕 視 學 , 宣 敕 勸 勵 多 士, 賚 予 有 加。 臣 自 慚 翕 陋 , 幸 際 昇 平, 獲 睹 隆 儀 , 堪 傳 盛 事 。 爰, 上 頌 一 篇, 敢 擬 吉 甫 如 風 之 旨 用 , 申 野 人 獻 曝 之 忱 。 僅 拜 手 稽 手 以 獻 。

猗 歟 美 哉
夫 子 之 盛 ,
生 知 安 行 ,
天 縱 之 聖 。
大 道 明 兮 ,
炳 日 星 兮 ,
卓 爾 古 今,
蕩 蕩 難 名 兮 。
皇 矣 大 南 。
誕 受 天 眷 ,
東 漸 西 被 ,
奄 撫 赤 縣 ,
丕 顯 丕 承 。
神 聖 繼 作 ,
蒸 民 宴 安,
萬 物 咸 若 ,
聿 思 風 化 ,
治 世 之 源 。
景 仰 先 聖 ,
道 德 之 尊 ,
京 城 之 右 ,
香 水 之 側 。
是 經 是 營 ,
文 廟 奕 奕 ,
學 以 明 德 ,
西 膠 爰 起 ,
以 教 冑 子 ,
以 蒸 髦 士 ,
陶 淑 成 就 ,
五 十 餘 年 。
四 方 向 風 ,
戶 誦 家 絃 ,
吾 皇 仁 德 ,
神 器 夙 膺 ,
文 命 誕 敷 ,
聲 教 聿 興 ,
重 道 崇 師 ,
先 志 是 繼 ,
粉 治 飾 平 ,
儀 文 增 麗 ,
甲 寅 惟 歲 ,
月 是 仲 春 ,
旁 稽 往 牒 ,
鉅 典 載 陳 ,
六 正 于 邁 ,
零 露 未 晞 ,
廟 門 戾 止,
雞 鳴 喈 喈 ,
升 堂 對 越 ,
天 子 穆 凡 ,
百 公 卿 相 ,
祭 祀 攸 肅 ,
鍾 鼓 既 和 ,
俎 豆 孔 嘉 ,
神 之 來 格 ,
享 于 多 儀 ,
裀 祀 克 成 ,
言 視 于 學 ,
風 度 芸 香 ,
日 開 讓 幄 ,
圖 書 歷 歷 ,
緗 帙 牙 籤 ,
濟 濟 多 士,
圜 橋 具 瞻 ,
禹 謨 既 被 ,
庸 書 伊 讓 ,
闡 明 奧 旨 ,
的 是 諸 掌 ,
教 誨 備 矣 。
最 戒 至 矣 ,
賚 之 序 之 ,
恩 膏 備 矣 ,
惟 北 有 辰 ,
眾 星 拱 之 ,
惟 帝 有 道 ,
天 下 奉 之 ,
瞻 喜 北 辰 ,
穆 然 在 所 ,
帝 道 日 新 ,
永 綏 多 祜 。




Phiên âm: thị học tụng tịnh tự

Khâm duy: thánh thiên tử:
Đạo tâm chiêu tích;
Thánh học tập hi.
Cương kỉ tứ phương, Ngôn vi pháp nhi hành vi tắc;
Tu minh bách độ, Phủ duy tu nhi sự duy hoà.
Thị dĩ :
nam mẫu hữu niên, lũ tụng thương tương hiệp mĩ;
Biên cương vô sự, cung ca canh tạc du ninh.
Lương do:
Đạo hợp hoá thành,
nhân bàng thí hậu,
Thực chấn cổ dĩ lai vị hữu thịnh như thử dã.
Cập quyên cát ư bản niên nhị nguyệt đinh nhật, thượng thân thích điện ư Văn Miếu. Lễ thành, mệnh giá thị học, tuyên sắc khuyến lệ đa sĩ, lãi dư hữu gia, thần tự tàm hiệp lậu, hạnh tế thăng bình, hoạch đổ long nghi, kham truyền thịnh sự. Viên thượng tụng nhất thiên, cảm nghĩ Cát Phủ như phong chi chỉ dụng, thân dã nhân hiến bộc chi thầm. Cẩn bái thủ khể thủ dĩ hiến:
Y dư mĩ tai!
Thiên tử chi thịnh,
Sinh tri an hành,
Thiên túng chi thánh,
đại đạo minh hề
Bính nhật tinh hề,
Trắc nhĩ cổ kim,
Đãng đãng hùng danh hề,
Hoàng hĩ Đại Nam,
Đản thụ thiên quyến,
Đông tiệm Tây bị,
Yêm phủ xích huyện,
Phi hiển phi thừa,
Thần thánh kế tác,
Chưng dân yên an,
Vạn vật hàm nhược.
Duật tư phong hoá,
Trị thế chi nguyên.
Cảnh ngưỡng tiên thánh,
Đạo đức chi tôn
Kinh thành chi hữu
Hương thuỷ chi trắc
Thị kinh thị doanh
Văn Miếu dịch dịch
Học dĩ minh đức
Tây giao viên khởi
Dĩ giáo trụ tử
Dĩ chưng mao sĩ
Đào thục thành tựu
Ngũ thập dư niên
Tứ phương thượng phong
Hộ tụng gia huyền
Ngô hoàng nhân đức
Thần khí túc ưng
Văn mệnh đản phu
Thanh giáo duật hưng
Trọng đạo sùng sư
Tiên chí thị kế
Phấn trị sức bình
Nghi văn tăng lệ
Giáp dần duy tuế
Nguyệt thị trọng xuân
Bàng kê vãng điệp
Cự điển tái trần
Lục chính vu mại
Linh lộ vị hi
Miếu môn lệ chính
Kê minh giê giê
Thăng đường đối việt
Thiên tử mục phàm
Bách công khanh tướng
Tế tự du túc
Chung cổ kí hoà
Trở đậu khổng gia
Thần chi lai cách
Hưởng vu đa nghi
Nhân tự khắc thành
Ngôn thị vu học
Phong độ vân hương
Nhật khai nhượng ác
Đồ thư lịch lịch
Tương trật nha thiêm
Tể tể đa sĩ
Hoàn kiều cụ chiêm
Vũ mô kí bị
Dung thư y nhượng
Xiển minh áo chỉ
Đích thị chư chưởng
Giáo hối bị hĩ
Tối giới chí hĩ
Lại chi tự chi
Ân cao bị hĩ
Duy bắc hữu thần
Chúng tinh cũng chi
Duy đế hữu đạo
Thiên hạ phụng chi
Chiêm bỉ bắc thần
Mục nhiên tại sở
Đế đạo nhật tân
Vĩnh tuy đa hỗ.

Dịch nghĩa: Bài tụng thăm nhà học cùng lời tựa

Kính nghĩ: thánh thiên tử
đạo tâm rõ rệt ; thánh học nối sáng.
Làm giường mối cho bốn phương, nói ra là pháp, việc làm là mẫu;
sửa sang cả trăm việc, 6 thứ đều chia sửa sang mà công việc thì hoà.
Cho nên,
đồng ruộng được mùa, thường ca tụng kho tàng đầy đủ;
cõi biên không có việc chiến chinh, cùng hát ngợi cầy cấy an vui.
Nguyên vì: đạo họp nên đã giáo hoá thành công, nhân nhiều ân hậu, thực là từ xưa đến giờ chưa có lúc nào thịnh hơn. Bèn chọn ngày Đinh sau cùng vào vào tháng 2 năm nay, hoàng thượng thân đến tế lễ ở Văn Miếu. Lễ xong, sai sắp xa giá đến thăm nhà học, tuyên sắc khuyến khích học trò, ban thưởng cho nhiều. Thần tự hổ thẹn hủ lậu tối tăm, may gặp buổi thanh bình, được thấy lễ nghi long trọng, đáng truyền bá việc tốt đẹp ấy. Bèn hiến dâng một bài tụng, dám đâu so với ý hay như gió mát của Cát Phủ, chỉ là dãi lòng thành của người thôn dã dâng việc sưởi nắng mặt trời. Xin chấp tay giập đầu hiến lên, lời tụng rằng:
Tốt đẹp lắm thay,
Khổng Phu Tử đức thịnh
Sinh ra đã biết làm theo đạo
Trời phú cho đức thánh nhân
Đạo lớn rõ ràng
Tỏ như mặt trời và các vì sao
Vượt cả xưa nay
Lồng lộng không thể nào xưng hô được
Lớn thay nước Đại Nam
Được trời yêu dấu
Đông tây có khắp cả một khu vực
Vỗ về khắp dân chúng trong bờ cõi
Thánh thần truyền nối
Nhân dân yên ổn
Muôn vật đều thuận tòng
Nghĩ đến phong hóa
Là gốc của đời thịnh trị
Kính ngửa trông tiên thánh
Là tôn chủ của nền đạo đức
ở bên hữu kinh thành,
ở bên cạnh sông Hương
Trù tính xây dựng
Văn Miếu lộng lẫy
Học để sáng cái đức trời trao
Dựng lên nhà học
Để dạy các con cả
Để đào tạo người tài giỏi
Hun đúc dạy dỗ
Trên năm mươi năm
Bốn phương theo bắt chước
Nhà nào cũng đọc sách gáy vàng
Hoàng thượng ta đức lớn
Ngôi tôn quý sớm ngự trị
Văn giáo rộng khắp
Thanh giáo hưng thịnh
Trọng đạo tôn thầy
Kế tiếp cái chí của người xưa
Tô điểm thái bình
Nghi văn thêm tốt
Vào năm giáp dần
Vào tháng trọng xuân
Kê cứu sách trước
Điển lớn sửa làm
Giong xe sáu ngựa ra đi
Từ lúc sương còn chưa ráo
Đến cửa Văn Miếu
Gà gáy le te
Lên nhà làm lễ trước các anh linh trên trời
Thiên tử nghiêm thăm việc làm lễ của triều đình
Chuông trống điều hoà nhịp nhau
Đồ thời đã tốt đẹp đầy đủ
Thần linh cảm cách
Lễ tế đã xong
Đến thăm nhà học
Thái độ phong nhã
Hương cỏ thơm ướp ngào ngạt
Hàng ngày giảng học trong trướng gấm
Sách vở chồng chất
Bìa lụa thẻ ngà
Học trò đông đúc
Đứng vòng quanh cầu để xem giảng
Thiên Vũ Mô trong sách Kinh thư một cách đầy đủ
Lại giảng nghĩa sách Trung dung
Phát huy nghĩa lí uyên áo
Cho sáng rõ như lòng bàn tay
Dạy dỗ đủ rồi
Răn bảo kĩ rồi
Ban thưởng cho
Ân trạch nhiều rồi
Như sao Bắc thần
Là nơi các sao khác chầu về
Nhà vua có đạo
Thiên hạ tuân theo
Trông kìa sao Bắc thần
Vẫn rực rỡ ở đúng ngôi vị của nó
Đạo của thiên tử mỗi ngày một mới mẻ
Hưởng phúc lâu dài.

Chú thích:

1. Chiêu tích: xem chú trên
2. Tập hy: xct
3. Tu minh: tu sửa, chỉnh trang cho đẹp đẽ sáng sủa. Hàn thi ngoại truyện viết: lễ nghĩa tu minh, tắc quân tử hoài chi (lễ nghĩa mà được làm cho rõ ràng thì người quân tử sẽ nhớ đến)
4. Bách độ: trăm việc. Kinh thư thiên Lữ ngao: bất dịch nhĩ mục, bách độ duy trinh (chớ để những điều tai nghe mắt thấy nó sai dịch mình, thì trăm việc làm sẽ đúng đắn cả)
5. Canh tạc: Hoàng Phủ Mật nhà Tấn trong Đế vương thế kỉ viết: nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức, tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực (mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ, đào giếng mà uống, cầy ruộng mà ăn). Chỉ cuộc sống điền viên. Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập có câu: “ruộng nhiều quê tổ năm ba thửa, tạc tỉnh canh điền tự tại nhàn”
6. Vô sự: không có việc binh đao.
7. Hoá thành: xct
8. Đinh: xct
9. Thích điện: xct
10. Đông tiệm Tây bị: Kinh Thư thiên Vũ Cống viết: đông tiệm vu hải, tây bị vu lưu sa (phía đông đến bể, phía tây đến bãi cát). Nói về việc vua Vũ trị thuỷ. Đây chỉ lãnh thổ đất nước.
11. Cát Phủ: Kinh thi phần Đại nhã bài Chưng dân viết: Cát Phủ tác tụng, mục như thanh phong (Cát Phủ làm bài tụng, hài hoà như gió mát)
12. Hiến bộc: Liệt Tử thiên Dương Chu viết: “xưa nước Tống có người nông phu mặc áo thô chống qua mùa giá rét. Đến mùa xuân anh ta cày cấy dưới ánh nắng ấm áp, không biết rằng trong thiên hạ còn có nhà cao cửa rộng, gấm vóc lụa là. Anh ta bảo vợ rằng: ánh nắng ấm áp quá, người khác không biết điều ấy, tôi mang điều này dâng vua ta, nhất định sẽ được trọng thưởng đấy.” Đây chỉ tấm lòng chân thật đơn sơ.
13. Yêm: che phủ, bao quát khắp cả, thường làm phó từ trạng ngữ. Thi phần Chu tụng bài Chấp cạnh viết: Tự bỉ Thành, Khang, yêm hữu tứ phương (từ đời Thành, Khang đã cai trị khắp bốn phương). Yêm phủ: vỗ về khắp.
14. Xích huyện: giản xưng của Xích huyện thần châu, chỉ Trung Quốc. Đây chỉ phạm vi trong lãnh thổ nước Việt.
15. Phi hiển, phi thừa: Kinh thư thiên Quân nha: Phi hiển tai! Văn Vương mô. Phi thừa tai! Vũ Vương liệt (rực rỡ thay! Mưu kế Văn Vương. Nối thừa nhé! Võ liệt của Vũ Vương). Phi: vốn là ngữ từ, nghĩa là to lớn, vĩ đại, thường làm phó từ trạng ngữ.
16. Chưng dân: dân chúng, trăm họ. Quốc ngữ phần Chu viết: tư văn Hậu Tắc, khắc phối bỉ thiên, lập ngã chưng dân, mạc phi nhĩ cực (Hậu Tắc suy nghĩ sâu xa, có văn vẻ, có thể sánh với trời, người tập nên chuẩn tắc cho bách tính). Kinh Thi phần Chu tụng bài Tư văn cũng dùng chữ chưng dân.
17. Yên an: yên ổn nhàn dật. Hậu Hán thư phần Thân Đồ Cương truyện: “Quang Vũ thường muốn dong chơi, Cương vẫn lo lắng không yên vì cớ đất Lũng, đất Thục chưa bình ổn). Đào Uyên Minh trong Khuyến nông viết: yên an tự dật, tuế mộ hề kí (an nhàn tự vui, năm cùng tháng tận sống bằng gì?)
18. Nhược: thuận theo. Kinh thư thiên Nghiêu điển: nãi mệnh Hi Hoà, khâm nhược hạo thiên (bèn sai Hi Hòa, thuận theo hạo thiên). Kinh thi phần Đại Nhã bài Chưng dân viết: thiên tử thị nhược, minh mệnh sử phú (thuận theo thiên tử, ???)
19. Duật: trợ từ, thường đứng đầu câu, có thể không cần dịch. Kinh thi phần Đại nhã bài Văn Vương viết: vô niệm nhĩ tổ, duật tu quyết đức (há không nghĩ đến tổ tông ngươ, hãy rèn tu cái đức của ngươi)
20. Phong hoá: phong tục giáo hóa. Tam Quốc chí phần Ngụy đoạn Cao Quý Khanh công kỉ: phù dưỡng lão hưng giáo, tam đại sở dĩ thụ phong hoá thùy bất hủ dã (việc nuôi người già, chấn hưng giáo hóa, ấy là những việc gây dựng phong hóa của thời Tam đại mà đến nay còn chưa mờ phai).
21. Cảnh ngưỡng: tức cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hành hành chỉ. Xem chú trên.
22. Kinh doanh: xây dựng. Kinh thi phần Đại nhã bài Linh đài viết: kinh thuỷ linh đài, kinh chi doanh chi (xây đài Thuỷ Linh). Kinh thư thiên Thiệu cáo viết: bốc trạch, quyết kí đắc bốc, tắc kinh doanh (bói quẻ chọn đất ở, đã bốc chọn được rồi thì xây dựng). Sau chuyển nghĩa chỉ việc xây dựng sự nghiệp, Kinh thi phần Tiểu nhã bài Bắc sơn: lữ lực phương cương, kinh doanh tứ phương (sức ta đang dũng mãnh, có thể lo liệu công việc bốn phương)
23. Dịch dịch: vẻ nguy nga lộng lẫy. Kinh thi phần Đại nhã bài Hàn dịch: dịch dịch Lương Sơn, duy Vũ tuần chi (Lương Sơn cao vọi, là nơi vua Vũ đi tuần thú qua). Phần Lỗ tụng bài Bí cung: tân miếu dịch dịch, Hề Tư sở tác (miếu mới nguy nga, do Hề Tư xây dựng)
24. Minh đức: cái đức hoàn bị đầy đủ. Kinh thư thiên Quân Trần viết: chí trị hinh hương, cảm vu thần minh, tất tắc phi hinh, minh đức duy hinh (hương thơm của chính trị, cảm cách đến thần minh. Lúa tắc không thực có mùi thơm, đức độ sáng tỏ mới thực thơm tho). Kinh lễ thiên Đại học: đại học chi đạo, tại minh minh đức (cái phương pháp của cái học lớn là làm sáng tỏ cái đức sáng).
25. Tây giao: nhà học. Tấn thư phần Nho lâm truyện tự: tuy tôn nho khuyến học cức hàng ư luân ngôn, đông tự tây giao vị văn ư huyền tụng (tuy là đã khuyến học sùng nho, nhưng nhà học phía đông nhà học phía tây vẫn chưa nghe thấy tiếng tụng lời thánh giáo).
26. Mao sĩ: những kẻ anh tài, tuấn tú. Kinh thi phần Tiểu nhã bài Phủ điền viết: tự cổ hữu niên, kim thích nam mẫu, hoặc vân hoặc tử, thử tắc nghị nghị, du giới du chỉ, chưng ngã mao sĩ (từ xưa mỗi khi được mùa, đi đến mẫu ruộng ở phía nam, người thì bừa người thì vun gốc mạ, lúa nếp rườm rà tươi tốt, ở ngôi nhà to lớn để nghỉ ngơi, tiến dẫn người tuấn sĩ của ta đến để uý lạo họ). Hào sĩ ở đây chỉ người dân giỏi giang có tài. Chưng: tiến dẫn đến. Đời xưa kẻ sĩ xuất thân từ nghề nông chứ không từ nghề thợ và nghề buôn. Quản Trọng nói rằng: con nhà nông thì hằng làm ruộng ở ngoài đồng mà không thân cận, người nông dân tuấn tú có thể làm quan, ắt đủ đức hạnh để cậy trông.
27. Thành tựu: lập được thành tích. Bia Mạnh úc tu Nghiêu miếu bi viết: hách như ốc giả, lạn nhiên thành tựu (quân tử dung mạo rạng rỡ, thành công hiển hách).
28. Tụng, huyền: tụng tức tụng ngôn: lời tụng đọc kinh Thi, kinh Thư. Kinh thi phần Đại nhã bài Tang nhu: thính ngôn tắc đối, tụng ngôn như tuý (nghe lời giảng rồi thì phải ứng đáp, thấy lời tụng đọc kinh Thi, kinh Thư thì như say). Huyền là huyền tụng: thời cổ trong trường học, khi học thơ thì có nhạc đệm đánh theo để ngâm nên gọi là ca huyền, khi đọc to không phối nhạc thì gọi là tụng, gọi gộp là huyền tụng, phiém chỉ việc học tập, truyền thụ kiến thức.
29. Thần khí: ngôi vua.
30. Ưng: nhận, đảm đương. Kinh thư thiên Vũ Thành viết: đản ưng thiên mệnh, dĩ phủ phương Hạ (chịu mệnh trời vỗ yên trong nước).
31. Văn mệnh: tức văn đức giáo mệnh Kinh thư thiên Đại Vũ mô: viết: văn mệnh phu vu tứ hải, chỉ thừa vu đế (vua Đại Vũ, đáng khen là văn chương và giáo hoá của người khắp ra cả bốn bể).
32. Đản: to lớn rộng khắp, phó từ trạng ngữ. Kinh thư thiên Thang cáo viết: Vương quy tự khắc Hạ, chí vu Bạc, đản cáo vạn phương (vương quay về sau khi chinh phạt xong nước Hạ, đến đất Bạc, bá cáo khắp cho nhân dân muôn nơi biết).
33. Thanh giáo: tiếng tăm oai vũ và giáo hóa. Kinh thư thiên Vũ cống: đông tiệm ư hải, tây bị ư lưu sa, sóc nam kị, thanh giáo hất ư tứ hải (đông đến biến, tây đến sa mạc, nam bắc đều nghe đến thanh giáo của vua Vũ, đến cả bốn bể).
34. Phấn trị sức bình: vốn mượn từ câu: phấn sức thái bình (điểm tô thái bình). Cả câu nghĩa là: tô điểm thái bình, thịnh trị.
35. Nghi văn: pháp độ tiêu chuẩn. Hoài Nam Tử thiên Tu vụ viết: thiết nghi lập độ, khả dĩ vi phép tắc (dựng tễ nghi, lập tiêu chuẩn để làm phép tắc).
36. Lục chính: chế độ thời Chu, từ trăm dặm ở ngoài vào đến kinh thành chia làm lục khanh, do quan tư đồ cai quản. Nên còn gọi là lục khanh
37. Linh lộ vị hi: ý lấy từ bài Trạm lộ, tên bài thơ trong Kinh thi phần Tiểu nhã, viết về việc các vua chư hầu được thiên tử thiết yến chiêu đãi. Trong bài có câu: trạm trạm lộ tư, phỉ dương bất hy yêm yêm dạ ẩm, bất quy (sượng lộ đầm đìa, nếu không có mặt trời thì không khô được, yến ẩm trong đêm vui với nhau, nếu không say mèm thì không được về).
38. Giê giê: tiếng gà kêu. Kinh thi phần Trịnh phong bài Phong vũ: phong vũ thê thê, kê minh giê giê (gió mưa buồn thảm, tiếng gà gáy dài).
39. Đối việt: phối xứng. Kinh thi phần Chu tụng bài Thanh miếu có câu: tể tể đa sĩ, bỉnh văn chi đức, đối việt tại thiên, tuấn bôn tẩu tại miếu (đám sĩ nhân dông đúc, ???phối xứng với trời, dong ngựa đến miếu).
40. Vân hương: loài cây thân gỗ, lá có mùi rất thơm. Dùng để trị mối mọt.
41. Tương trật: phong bao màu vàng để đựng sách, sau cũng chỉ sách vở.
42. Nha tiêm: thẻ làm bằng ngà, dùng để đánh dấu sách.
43. áo chỉ: cũng như yếu chỉ, nội dung ý nghĩa quan trọng.
44. Bắc thần: sao bắc cực. Luận ngữ thiên Vi chính: vi chính dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở nhi chúng tinh củng chi (đem cái đức ra để thực hiện chính trị, ví như sao bắc cực, ở chỗ của nó mà các sao khác đều chầu về)
45. Nhật tân: mỗi ngày một mới. Lấy từ câu: cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân trong sách Lễ kí thiên Đại học. Kinh dịch phần Hệ từ thượng: phú hữu chi vị đại nghiệp, nhật tân chi vị thịnh đức (có của cải gọi là nghiệp lớn, mỗi ngày một đổi mới gọi là đức thịnh vậy).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét