Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Từ gốc Hán trong tiếng Việt thế kỷ XV qua Quốc âm thi tập

Bài mới công bố trên Tc Hán tự nghiên cứu của Hàn Quốc:
陳仲洋。15世紀越南語中的越語漢來詞—以阮廌的《國音詩集》為例。漢字研究(韓國, Kyongsong University 漢字研究所)第14輯.4/2016. p.137-157. Dài 10.000 chữ.

Nhiều bảng biểu không thể hiện, xin download bản gốc tại:
https://www.dropbox.com/s/k69zyixfka1xtd0/A%20A%20A%20PDF-%20articles-trantrongduong-%20citable.rar?dl=0

15世紀越南語中的越語漢來詞—以阮廌的《國音詩集》為例*


陳仲洋**
目 次

1. 越語漢來詞—越語外來詞
2. 越語漢來詞:詞源考證的依據
3. 越語漢來詞分類的標准
4. 越南漢來詞:結構類型學
5. 結論


越語漢來詞過去的研究中稱之為漢源詞,是現代越南語詞滙學研究中的一个重要概念,本文在歷史語言學和詞源學理論基础上通過對阮廌(1380-1442)的《國音詩集》的詞滙窮盡考察,來研究15世紀越南語中的漢源詞。《國音詩集》中的字音的重構以及其詞源的考證是依據本人拙著—《阮廌國音詞典》(2014)的研究基础上進行的。本文集中討論一些理論性的論題,如:15世紀越南語中該部分詞滙的分類標准和分類模型。
1. 越語漢來詞——越語外來詞
越南語和其他語言一樣,其詞滙包括两个部分,即本土固有詞滙和從其他語言借代回來的詞滙。后者被稱為“外來詞”,在本文中,我們稱之為“越語外來詞”,關于外來詞的研究代表人物是:Maspero(1912),Karlgren (1928),王力(1958),阮才瑾(1979),黎庭緊(2002),阮文康(2007),阮大瞿越(2011),Phan John Duong (2012)……阮玉珊教授曾經指出:“越來越多的語言學家認為越南語是一門多源的語言。它的詞滙在本土的基础上吸收與之接觸的周邊語言的詞滙而得到補充和豐富起來。距今現代越南語的詞滙中囊括不同來源的詞滙。”(2003:113)越南語中與外來詞詞滙相對立的自然是本土的詞滙,在這之前在收民族主義的影響本土固有的詞滙被稱為“từ thuần Việt”(純越語詞)。然而,純越語詞這个概念本生未必能满足科學術語的標准 ,因此,本文提出新的一對術語,即“越語内生詞”和“越語外來詞”,作為研究的工具。據此越南語詞滙根據其詞源可以表示如下:

本文所謂的越語外來詞建立在两个標准上:1.民族語言標准 2.國家領土標准。
根據民族語言的標准,越南語的詞滙囊括了在越南領土上居住的、和越南語有關系的或無親緣關系的其他民族語言的詞滙。
根據該標准越語外來詞是指從越-芒語組以外的民族語言中借代的詞滙。越南語有超過12个世紀的歷史,其母語是越芒共同語,其祖語是proto viet muong(阮才谨2001:401)。根據目前語言學界的公認,越南語是一門南亞語系孟高棉語族,越卡語群,越哲語支,越芒語組的語言。越南語的形成是語言分化和接觸的共同結果。越南語在其形成的過程中與两類語言發生接觸:1.與同緣語言相接觸,以及 2.與非親緣語言接觸。在過去的研究中,梅玉諸(1997),阮善甲(2003),陳智唯(2011)等作者把越南語中南亞語系的詞滙看作純越語詞,而外來詞是指從非親緣語言借代的詞滙 。本文所謂的“越語内生詞”的范圍小于上述作者所提出的“純越語詞”的内涵。只有越芒語族的詞滙才是“越語内生詞”,其他都是外來詞。
越語外來詞可以分為不同的小類别,如:越語泰來詞,越語傣來詞,越語南亞來詞,越語法來詞 ,越語葡來詞等等,以及越語漢來詞。越語漢來詞這个概念是包括“所有從漢語借入的詞或經漢語轉借的詞” (阮才瑾 1994:7)(通過文言文和白話文两个途徑)。
越南和其他民族在歷史和文化上的交流接觸可以在考古中尋找到證據,這个過程在民族語言上留下了痕迹。不同時間的語言接觸的歷史沉淀,使得越南語中的外來詞問題變得非常複雜。比如:越南語從漢語中借來的一个語素,但是這个語素又是漢語從其他語言借來的(包括中國境内或境外不同民族語言)。(史有為2000;李知沅 2004)這樣又關系到漢語從其他語言借代的詞滙,我們可以類推漢語外來詞包括漢語藏來詞,漢語梵來詞,漢語越來詞,漢語日來詞,漢語英來詞,漢語俄來詞,等等。尤其是在漢語中所謂漢語日來詞 ,本來還是漢語字詞,但是是日本人運用中國的儒家經典中的字詞翻譯西方的一些新概念,然后向中國輸出,又經過漢語的傳播再向越南輸出的。(史有為2000;陳庭史 1998)
根據詞源學的標准,越語漢來詞可以分為两个類别:1.漢語內生詞;2.漢語外來詞。理論上,漢語中的所有外來詞都可以被借入越南語,然而在《國音詩集》中,我們只看到漢語藏來詞或漢語梵來詞,或一些漢語南亞來詞。例如,越南語中ưu bát這个詞本來是從漢語中“優鉢羅華“(即睡蓮)這个詞借來的,漢語中的這个詞是梵語“utpala”的音譯詞,(Arika Hirakawa 1997:1023)。《國音詩集》中也有一些屬于這一類的語素,比如:Phật/Bụt(<佛陀/孛陀

A1.越語漢來詞單位数據及其他詞單位数據。A2. 《國音詩集》篇幅中越語漢來詞單位的出現頻率。A3. 平均比率按照公式“A1/2+A2/2=A3”計算。從上表我們可以看出:從15世紀到現在,越語漢來詞在越南語的比例中較為穩定,都在63%~65%左右。在這些越語漢來詞中,漢越詞只占20%左右(阮才瑾 & 武德堯1980/2001)。

歷代越語外來詞的分類表


2. 越語漢來詞:詞源考證的依據
如上所述,越語漢來詞這一概念指越南語詞滙系統中經漢語借進來的詞語。這些詞語的借代歷史是非常複雜的、多次元的、交叉疊置的。經過語料的考察,我們發現,與現代越語的越語漢來詞相比,阮廌的《國音詩集》中的越語漢來詞有他自己的特点。
漢語和越南語的接觸可分為通過口頭交流的自然接觸和文本傳播的非自然接觸两種形式。自然接觸未能留下可以考究的證據,為了考證越南語中某个語素的詞源要依據語言學、文字學、文獻學、甚至是考古學、民族學、等等的綜合材料。
詞源考證依據圖


說明


2.1. 語言學方面的依據
包括語音、語義、語法。Maspero(1912)、王力(1948)、Gaspadone (1953)、Karlgren(1954),橋本(1978),阮才瑾(1979)等學者是運用語言學的材料的奠基人物。基于上述學者的研究成果,我們進行歷史性的對照,以考證某个詞的來源。例如:越南語quanh一直被認為是“純越語詞”,經考察我們發現,漢語“縈”字,其漢越音讀作oanh,但是在《集韵》、《韵會》等韵書中還有一个是“娟营切,𠀤音褮”的讀音。該字本意是圍繞,纏繞。根據這个字反切可以切出其讀音應該是quanh。由此可見,“quanh”其實是漢源詞。從quanh的纏繞的本意衍生出另一个意思是“彎的”,此外還衍生出另外一个同源詞是quành(意思是迂回,拐彎)。
2.2 文字學方面的依據
包括两種,1.漢字文字學和2.喃字文字學。例如:ngàn,喃字寫作“岸”(喃字的分類屬于A1類,即漢字整字借代) 本來是漢語的“岸”。漢語中“岸”的本來意思是“山崖”。其部首本身也是“山崖”的意思,后來到《說文》的時代,引申為水涯,其原有意思只保留在“屵”中。然而越南語“岸”ngàn仍然保留“山”的意思。阮廌的《國音詩集》中,“岸”ngàn有5次用于“山”的意思。例如:ngày xem hoa rụng chăng cài cửa, Tối rước chim về mựa lạc ngàn.(95.6,42.3,52.3,72.1,150.1) 。“岸”ngàn 也有和《說文》一致的意思即指水涯,如“Lồng chim ao cá từ làm khách, Ngòi nguyệt ngàn mai phụ lệ nhà.”(118.6,253.5,90.3)
2.3 文獻學方面的依據:
是指年代相對确定的古文獻中的文字和語言,如作為本文研究材料15世紀的《國音詩集》。除了古代書籍以外,在早起的漢字銘文中,也能發現一些漢語來源的語素。例如在公元314年的《陶璜》碑文 中出現過“崢嶸”這个詞,是越南語中“chênh vênh”一詞的源頭。一些列佛教和儒教詞語如:“哲王”,“智炬”,“紹隆”,“仁風”等等詞也在公元618年的《黎侯》碑文 中出現過。這些例子說明了文獻方面的證據,在越南語歷史研究中的重要作用。
2.4 考古學方面的依據:
出土文物是考證詞源的重要依據,例如:通過富壽省馮原文化遺迹考古出土的一些牙璋,我們從中可以看出華夏文化對南方文化的影響已經具有很長久的歷史了。又比如:如果没有8世紀的青梅鐘,10世紀的日早鐘,14世紀的雲本鐘上的鑄有的“蒲牢”像的考古發現,我們難以理解15世紀文獻中出現的“鯨魚—蒲牢”是什么意思,考古發現讓后世文獻拥有更加清楚的實體意思。
總而言之,考證一个語素的詞源同時要使用上述所有的依據或者起碼两種依據以上才經得起推敲。考證的依據越多,解釋越有說服力。
3. 越語漢來詞分類的標准
每一个越語漢來詞都是字形、字音、字義和詞法結構的結合體。下文將根據以上几个方面進行分類。詳細如下:
3.1 字形
在古代的喃字文本中,基本上越語漢來詞的字形不會改變它在漢語中原有的字形,漢越語素是典型的例子,例如:“仁”、“義”、“礼”、“智”、“信”。然而,并非所有越語漢來詞都能保留其原有的漢字字形,如那些其讀音深度越化的情况來說,就不能保持其原有字形了。
任何一个越語漢來詞從理論上說都有漢字字形,這也是視覺上辨認其來源的最重要的標准。例如:我們之所以能确定lánh是越語漢來詞是因為其喃字寫作“掙”,“掙”的現代漢越語語素讀作tránh,然而tránh和lánh又是一對同源詞,因為15至17世紀這个語素讀作“tlánh” ,經過語音的發展變成了lánh和tránh两个語素。
3.2 字音
越語漢來詞從漢語借音,這些借來的讀音叫做“越語漢來音”。由于越語和漢語之間長達两千年的接觸和借代,所以在不同時代有不同的借代音,造成了很多不同的層次。(見下表)有的讀音是從秦漢甚至更早的時期借入的,有的是南北朝時期,有的是唐朝時期,有的是宋朝時期。理論上是可以這樣劃分,但實際上我們很多時候無法清楚的把它們劃分開。由于歷史的演變,一个語素的聲母,可能保留漢代的讀音,但其韵母却是唐代的讀音。同樣,有的語素的韵母是南北朝的讀音,但他的聲母却是宋朝的。
越語漢來音可以分為越語華來音(過去稱之為漢越讀音)和越語非華來音(過去稱之為非漢越讀音)。越語華來音指的是從南北朝到唐朝的音系,系統性的借入越南語的詞滙和語音系統。越語非華來音指漢字的讀音從秦漢時期通過語言的自然接觸零星的借入越南語(詳見下文)。
漢越接觸關系圖
摘自阮大瞿越(2011:4)


插圖注釋:實體箭頭表示接觸關系
虚綫箭頭表示演變關系
問号表示存疑
SVA (sino vietnamese A type): 指用在阅讀漢文著作、教育、科考的官方的漢字讀音。
SVB (sino vietnamese B type): 指傳入越南語口語里的其他非官方漢字讀音。
3.3 字義
越語漢來詞和漢語中的源頭詞語總是存在着語義上的聯系(阮大瞿越2009)。但是語義之間聯系的多少取决于借入后這个詞的越化程度的深淺。15世紀的越南語中,語義的借代和被越化已經能够看得比較清楚了,變化的程度也很豐富。我們可以根據詞義越化的程度來分級别:1.保留原義的借代,也即一个語素在两種語言之間的意義完全對應。2.派生義,也即在接觸的過程中两者發生了變化,但基本上可以确定越語的語素和漢語的源頭語素之間的語義聯系。
3.4 詞法學的標准
越語漢來詞根據其音節的多寡分成两類,即單音節詞和多音節詞,單音節詞没有下級的結構,每一个語素也是一个字;多音節詞是两个語素以上相結合,這两个語素之間的關系構成詞内的結構。多音節詞的語素之間的語法規則叫做詞法。漢語和越南語在詞法上的區别,比如在漢語的定中結構中,定于在前,中心語在后;越南語則反之。這樣的現象引出一些值得關注的問題:
(A)越南語在借代漢語的多音節詞保留漢語原有語法關系,例如:Thạch đỉnh<石鼎,那時候借代的模式是AB(漢)>AB(越)。
(B)在越南語借代漢語多音節詞時改編它的語法結構以顺應越南語的語法規則,例如:虎符hổ phù > 符虎 bùa hổ,其借代模式是AB(漢)>BA(越)。
(1)越南語從漢語借來的多音節語素如果保留它的語法結構,以及其讀音是華來音和用漢字書寫將會很容易辨認出來。
(2)越南語從漢語借來的多音節語素即使保留它的語法結構但其讀音是非華來音,那么未必能輕松和清楚的考證出來。比如:放縱的華來音是phóng túng,但在越南語中讀作非華來音的buông tuồng。
綜上所述,字形、字音、字義和詞法是四个對越南漢來詞分類的重要標准。其中字形是視覺辨認最重要的標准;其他標准在對語料進行处理和分類時同時運用。除了字形,第二重要的標准是字音,運用字音標准時,一定要注意漢語和越南語的語音演變史。
4. 越南漢來詞:結構類型學
如上文所提,越南人的漢字讀音由于長期的接觸和借代的歷史以及文本傳播與口語傳播的借代方式錯綜負責交滙重疊等原因,而形成豐富和複雜的格局。一个漢字在越南語里因為借代的時間和方式不同,可能存在两三个不同的讀音但仍然表示同一个意思,本文稱之為“一字一義多音”現象。在對《國音詩集》進行考察的基础上本文提出下列概念:
(1)越語華來詞和越語華來音。越語華來音反映了中國南北朝—中唐時期的漢字讀音,但是之前的學者們似乎没有十分清楚的區分(a)切音和(b)越化切音這两組。
(2)越語非華來詞和越語非華來音。在本文中非華來音是指完全融入越南語的漢字的讀音,在越語的口語與書面語中廣泛使用。值得注意的是,一个語素的聲母韵母和聲調可能反映不同時期的漢語讀音。
按照字音分類的結果的树状圖如下:

說明:
A1類:這一類在過去的研究中一般被視為“漢越詞”,王力(1958),阮才瑾(1979)和阮文康(2007)一致認為漢越音或多或少和唐代的漢字音發生了變化。實際上經過對《國音詩集》語料考察,我們發現一些字可以正确的按照切音去讀。例如:漢字“嘏”,在15世紀的越南語中還另有一个讀音是cả(意思是:大)。《唐韵》一書中“嘏”字有這樣的切音:“古雅切”。《集韵》、《韵會》、《正韵》作:“舉下切,音賈”。從這些反切切出的讀音在越南語里是cả。從意義上講,嘏和cả(大)意思相吻合。《說文解字》:嘏,大远也,《尔雅》:嘏,大也,《方言》:凡物壮大謂之嘏。(陳仲洋 2014:35)字義和字音两方面的嚴格對應讓我們可以十分确定的知道cả,是一个正确的按照切音發音的越語漢來詞。在《國音詩集》中cả,出現10次。
A2類:在過去的研究中,這一類問題是研究越南語中漢語借詞的核心對象,Maspero (1912) 把他稱為 “sino-annamite”,王力(1948)稱之為“漢越語”,阮才瑾(1979)稱之為“漢越讀音”。這一類是在南北朝—中唐的讀音的基础上形成的,并多少被越化過的越南的漢字讀音。因為這个越化使得有的字有時候難以和所謂“越化漢越語”分得開,例如“槐”在漢越語中的普通讀音是hòe,然而根據其反切它應該讀作hoài。《唐韵》:槐,户乖切;《集韵》《韵會》:槐,乎乖切,音懷。在《國音詩集》中,我們發現,槐,同時存在着hòe和hoài两个讀音。因為在《自叹84.8》里,這个詞應該讀為hoài,他與“ai”“dài”“tai”押韵。而在其他地方3次和oe押韵。(陳仲洋 2014:156)
總的來說,A1和A2的比例相差比較远。根據我們對阮大瞿越博士論文中的詞滙表進行随機統計得出的結論是:A1類占84.48%,A2類占15.52% (見下圖)。


B1類:是按照非華來音讀的越語漢來詞,理論上可以追溯到上古漢語,例如“丁丁”在越南語中意思是敲,叩的拟聲詞。這个詞如果按照切音來念應該是 “đinh đinh”。但有時候應該拼作tranh tranh,如“có khuở giang lâu ngày đã tối, thuyền hòa còn dỏi tiếng tranh tranh”,正如《詩經》中的讀音 (向熹1988: 82)。那么“đinh”是A1類讀音,而tranh是A2類讀音。其他例子如:硯nghiễn A1~ nghiên A2, 眼nhãn~ ngươi, 銀ngân~ ngần, 垠ngân~ ngăn, 痕ngân~ ngấn/ cấn, 齦ngân~ cắn, 蒜toán ~ tỏi, 懶lãn ~ lười, 鮮tiên ~ tươi, 肝can ~ gan, 鏡kính ~ gương, 劍kiếm ~ gươm, 近cận ~ gần, 錦cẩm ~ gấm, 記kí ~ ghi, 寄kí ~ gưởi/gửi, 鋼cang ~ gang, 寡quả ~ góa, 強cưỡng ~ gượng, 擱 các ~ gác, 几kỉ ~ ghế。
B2類:讀音深度越化的越語漢來詞。越南語一直到17世紀仍然保留複輔音聲母。部分的漢語越來詞,當它融入了越南語以后甚至改變了它的音節結構,由單輔音變為複輔音。它的演變過程可以形容如下:CVC>CCVC。在《國音詩集》中我們發現30个屬于B2類的越語漢來詞 。例如:“龍”的A1類讀音是“long”,B2類讀音是“rồng”,但是在15世紀可能會存在這樣的讀音:“*krong”(陳仲洋 2012c)。越化的方式包括:1.在漢語單輔音聲母前添加一个輔音使之複合化,變化模式為:CV(C)>CCV(C);2.在漢語單輔音聲母后添加一个輔音使之複合化,變化模式為:CV(C)>CCV(C);3.把漢語的複輔音聲母越化,其變化模式為:CCV(C)>CCV(C)。
到這里,本文可以做一下以15世紀為代表的越南語漢來詞分類的總體框架的總結了。越語的詞是形音義的結合體,詞義是詞的内容,詞音和詞形式詞的外在表現。其中讀音是詞的聲音表現,詞形式詞的圖像表現,我們將根據形和音這两个軸向對越語漢來詞進行分類。




5. 結論
本文在考察研究對象的基础上提出一系列成對的新概念:越語内生詞和越語外生詞; 越語漢來詞和越語外來詞; 越語華來詞和越語非華來詞; 切音詞和越化切音詞; 前華來詞和后華來詞。
15世紀越南語中越語漢來詞一个重要的特点是越語漢來詞中有一部分詞的結構是CCVC,一方面保留了上古漢語的複輔音聲母,另一方面,把中古漢語單輔音聲母複合化。
15世紀越南語中漢語外來詞的另一个有趣的特点是保留一些古漢語詞的古代讀音,如:tích瘠,mựa 無,biêu標,lưới thưới 𢅭𢄌,lăng căng㱥殑… 這些問題我們曾經在其他文章中所提及,在此不予贅述。
本文所作為研究資料的反映15世紀越南語的《國音詩集》是一部雅俗共賞的著作,因為它出自越南著名的大儒之手,巧妙的使用了貼近市井的越南本土語言創作出了帶有盛唐時期律詩風格的著作。


[1] Akira Hirakawa (平川彰), A Buddhist Chinese- Sanskrit Dictionary (佛教漢梵大辭典). Tokyo: The Reiyukai, 1997.
[2] Pierre Pegneaux de Béhaine, Dictionarium Anamitico Latinum 1772 - 1773 (Tự vị An nam- La tinh). Handwritten. Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên translated. Ho Chi Minh City: Trẻ Publisher. 1999.
[3] Nguyễn Tài Cẩn (阮才瑾), Vũ Đức Nghiệu (武德堯). “Some Comments on the Language in Nguyễn Trãi’s Poems” (Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi), Vietnam Journal of Linguistics, 1980, vol. 3. In Some Evidences of Language, Script and Culture (Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa). Hanoi: Vietnam National University-Hanoi Publisher. 2001.
[4] Nguyễn Tài Cẩn (阮才瑾) & Hoàng Dũng (黃勇). “A Study on Chinese-borrowed Words with Lateral Stops” (Về các từ gốc Hán được tiếng Việt xử lý bằng thủy âm tắc bên), Vietnam Journal of Linguistics. 1994, vol. 2, pps. 1-7.
[5] Nguyễn Tài Cẩn (阮才瑾). “Try to Diverge the Twenty Century History of Vietnamese” (Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt). In “Some Evidences of Language, Script and Culture” (Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa). Hanoi: Vietnam National University-Hanoi Publisher. 2002.
[6] Nguyễn Tài Cẩn (阮才瑾). A Textbook on Historical Phonology of Vietnamese (Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt), Hanoi: Education Publisher, 1997.
[7] Nguyễn Tài Cẩn (阮才瑾), The Origin and Forming Process of the Sino-Vietnamese Reading (Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt), Hanoi: Vietnam National University-Hanoi Publisher, 2001.
[8] Nguyễn Tài Cẩn (阮才瑾). “Sinographic Culture and Vietnamese Language: The Role of Chinese-borrowed Words in Modern Vietnamese” (Văn hóa chữ Hán và ngôn ngữ Việt Nam: vai trò của các yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại). In Some Evidences of Language, Script and Culture (Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa). Hanoi: Vietnam National University- Hanoi Publisher, 2001, pps. 424-439.
[9] An Chi (安之) “Pure Vietnamese Word?” (Từ thuần Việt?), Journal of New Energy, 2014, vol. 364.
[10] Mai Ngọc Chừ (枚玉諸), Vũ Đức Nghiệu (武德堯), Hoàng Trọng Phiến (黃仲片), Elementary Textbook on Linguistics and Vietnamese (Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt), Hanoi: Education Publisher, 1997.
[11] Huình Tịnh Paulus Của, A Dictionary of the National Language of Vietnam (Đại Nam quấc âm tự vị), SaiGon: Imprimerie REY, CURIOL & Cie, 4, rue d’Adran, 4. 1895-1896.
[12] Trần Trí Dõi (陳智唯), “The Concepts of ‘Pure Vietnamese Word’ and ‘Extraneous Word’ from the Perspective of Vietnamese Language History” (Khái niệm ‘Từ thuần Việt’ và ‘từ ngoại lai’ từ góc nhìn của lịch sử tiếng Việt hiện nay), in Training and Study on Linguistics in Vietnam: The Theoretical and Practical Issues, Hanoi: Vietnam National University-Hanoi Publisher, 2011.
[13] Trần Trọng Dương (陳仲洋), “Did the Nôm Translation of ‘The Sutra on the Heavy Indebtedness to One's Parents’ (佛說大報父母恩重經) Date in the 12th Century” (Phật thuyết có phải là bản dịch phẩm Nôm của thế kỷ XII?), Vietnam Journal of Linguistics, 2011a, vol. 4, pps. 31-47.
[14] Trần Trọng Dương (陳仲洋), “Etymons of Some Monosyllabic Words Loaned from Chinese” (Từ nguyên của một số từ đơn tiết gốc Hán). In “Training and Study on Linguistics in Vietnam: The Theoretical and Practical Issues”. Hanoi: Vietnam National University-Hanoi Publisher. 2011b. pps. 688-699.
[15] Trần Trọng Dương (陳仲洋). “A Review of the Research in the Structural Development of Nom Script” (Tổng thuật tình hình nghiên cứu diễn biến cấu trúc chữ Nôm). The International Sympoisium on Nom Script. Temple University (USA: 2008) www.temple.org; Journal of Sino – Nom Studies, 2011c, Vol.2 (105), pps.11 - 28.
[16] Trần Trọng Dương (陳仲洋). “A Phonological Reconstruction of The Sesquisillables (CCVC) by Using Ancient Nom Characters in ‘Quốc âm thi tập’ by Nguyễn Trãi” (Thủy âm kép tiếng Việt thế kỷ XIV-XV qua chữ Nôm cổ trong “Quốc âm thi tập”), Vietnam Journal of Linguistics. 2012a, Vol 2.
[17] Trần Trọng Dương (陳仲洋). “A Study on Nom Script and Historical Vietnamese in the Translations of ‘Lessons on Emptiness’ (課虛錄)” (Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua các bản dịch “Khóa Hư Lục). Hanoi: Lexicography and Encyclopedia Publisher. 2012b.
[18] Trần Trọng Dương (陳仲洋). “Several CCVC-formed Chinese-borrowed Words in Quốc âm thi tập’s Nôm Poems” (Một số từ gốc Hán có cấu trúc CCVC qua ngữ liệu thơ Nôm trong ‘Quốc âm thi tập’). In “Some Issues on Linguistic and Cultural” Hanoi: Information and Conmunication Publisher. 2012c.
[19] Trần Trọng Dương (陳仲洋). “The Etymon of “XE” and Its Doublets” (Từ nguyên của XE và các điệp thức của nó). In “Annual Reports on Sino-Nom Studies: 2010-2011”. Hanoi: The Gioi Publisher. 2012d. pps. 557 - 562.
[20] Trần Trọng Dương (陳仲洋). “The Etymon of ‘wenxian-文獻’ in Confucian Knowledge Context in Vietnam and China” (Từ nguyên của từ “văn hiến”trong bối cảnh tri thức Nho gia Việt Nam Trung Hoa). Vietnam Journal of Cultural Studies. 2012e, Vol 3. pps. 5 - 14.
[21] Trần Trọng Dương(陳仲洋). “A Studies on the Origin, History and Structure of Nom Script” (喃字研究:喃字來源,歷史發展和結構). Quangxi Minzu Shifan Xueyuan Xuebao. 2012f. Vol 4 (83). pps. 82 - 88.
[22] Trần Trọng Dương (陳仲洋). “A Study on the Inscription of the Bao’an Temple in Jiuzhen District of the Great Sui Dynasty ‘大隋九真郡保安道場之碑文’”. In “Collection of Thanh Hoa’s Stone Steles: Vol 1: Ly and Tran Dynasty”. Thanh Hoa: Thanh Hoa Publisher. 2012g. pps.21-101.
[23] Trần Trọng Dương (陳仲洋), A Dictionary of the 15th Century Vietnamese (Nguyễn Trãi quốc âm từ điển <阮廌國音辭典>). Ha Noi: Lexicography and Encyclopedia Publisher. 2014. 496p.
[24] Phan John Duong. Lacquered Words: the Evolution of Vietnamese under Sinitic Influences from the 1st Century BCE through the 17th Century CE. A Dissertation Presented to the Faculty of the Graduate School of Cornell University in Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree of Doctor of Philosophy. 2012.
[25] Nguyễn Thiện Giáp (阮善甲). 777 Concepts of Linguistics (777 khái niệm ngôn ngữ học). Hanoi: Vietnam National University-Hanoi Publisher. 2010.
[26] Nguyễn Thiện Giáp (阮善甲). Vietnamese Lexigraphy (Từ vựng học tiếng Việt). Hanoi: Education Publisher. 2010.
[27] Michel Ferlus. (1992). “A Brief History of the Initial Consonants in Vietnamese and Sino-Vietnamese” (Histoire abrégée de l’evolution des Consonnes Initiales du Vietnamien et du Sino-Vietnamien). Mon- Khmer Studies 1992. 20. pps.111-125.
[28] Gregerson, Kenneth J. “An Austronesian lexicon in Vietnamese”. In Jeremy H. C. S. Davidson (ed.), Austroasiatic languages: Essays in Honour of H. L. Shorto, 81-94. Collected Papers in Oriental and African Studies. 1991. pps. 81-94.
[29] Cao Xuân Hạo (高春昊). “Chinese-borrowed Words and Pure Vietnamese Words” (Hán Việt và thuần Việt). In “ Vietnamese Language, Vietnamese Literature, and Vietnamese”. Ho Chi Minh: Tre Publisher. 2003.
[30] Bernhard Karlgren. Analytic Dictionary of Chinese- Japanese. Paris: Librairie Orientalise Paul Geuthner. 18 RUE JACOP 60. 1923
[31] Nguyễn Văn Khang (阮文康), Loaned Word in Vietnamese Language (Từ ngoại lai trong tiếng Việt). Hanoi: Education Publisher. 2007. 463p.
[32] Lê Đình Khẩn (黎庭緊). Chinese-origined Vocabulary in Vietnamese (Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt). Ho Chi Minh: Ho Chi Minh City Publisher. 2002. 420p.
[33] Vương Lộc (王祿). “Henri Maspéro and his Work ‘A Study on Historical Phonology of the Vietnamese: The Initials Consonants’” (Henri Maspéro và công trình “Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt- các âm đầu). In “ Cultural Language Exchange between Vietnam and Franch”. Ho Chi Minh: Ho Chi Minh City Publisher. 1999. pps.280-289.
[34] Wang Li (王力). A Dictionary on Chinese Etymon (同源字典). Beijing: Shangwu Yinshuquan.1982.
[35] Guo Xiliang (郭锡良). A Handbook of Old Chinese Reading (漢字古音手冊). Beijing: Beijing Daxue Chubanshe, 1986.
[36] Maspero. A Study on Historical Phonology of the Vietnamese: The Initials Consonants Études sur la Phonétique Historique de la Langue Annamite: les Initiales, Hanoi: BEFEO. 1912
[37] Shimizu Masaaki (清水政明). A Phonological Reconstruction of 15th Century Vietnamese Using Chữ Nôm 字喃Materials. 2010 International Conference and Taiwanese Studies. Taiwan: National Cheng Kung University. 2010.
[38] Victor H. Mair, Tsu-Mei Lin. The Sanskrit Origins of Recent Style Prosody. Harvard Journal of Asiatic Studies. Vol.51, No. 2 (Dec., 1991), pp.375-470.
[39] Gaston, Nhan. A Study on the Consonants in Quốc âm thi tập (Etude du consonantisme du Quốc âm thi tập). INACO. Franch. 1967. 243 p.
[40] E.G. Pwlleyblank (蒲立本). The Consonantal System of Old Chinese (上古漢語的輔音系統). Pan Wuyun潘悟云,Xu Wenkan徐文堪 Translated. Beijing: Zhonghua Shuju.1999.
[41] Axel Schuessler. ABC Etymologycal Dictionary of Old Chinese. Honolulu: University of Hawai’i Press. 2007.
[42] Paul Schneider. A Historical Dictionary of Vietnamese Ideogram (Dictionnaire Historique des Ideogrammes Vietnamiens), Nice: Domaine Carlone - 98, Boulevard Edouard Heriot - BP 209 - 06204 NICE Cedex 3 (France). 1993.
[43] Nguyễn Ngọc San (阮玉珊). A Textbook on Historical Vietnamese (Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử). Hanoi: Pedagory University Publisher. 2003.
[44]Trần Đình Sử (陳廷史). Sino-Vietmamese Words Borrowed from Japanese (Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt). In “Annual Reports on Sino-Nom Studies: 2010-2011”. Hanoi: The Gioi Publisher. 1998.
[45] L.J. Taberd, A Dictionary of Annam- Latin (Dictionarium Anamitico- Latinum -南越洋合字彙- Nam Việt Dương hiệp tự vị), India: Frederrichnagori Vulgo Serampore. 1838.
[46] Nguyễn Văn Tài (阮文才). “Phonetics of Muong Language in Some Dialects” (Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn). Hanoi: Lexicography and Encyclopedia Publisher. 2006
[47] Yonosuke Takeuchi (竹內與之助). A Nom Script Dictionary (字喃字典). Dongjing: DAIGAKUSYORIN.1988.
[48] Hà Văn Tấn (何文晉), On Some Yazhang (牙璋) in Phung Nguyen Culture (Về những chiếc nha chương trong văn hóa Phùng Nguyên). in “Following the Traces of Ancient Culture”. Hanoi: Science and Social Publisher. 1997. pps. 569-591.
[49] Nguyễn Đại Cồ Việt (阮大瞿越). A Study on Sino-Vietnamese Phonology in the 17th Century (十七世紀越南漢字音(A類)研究). (Doctoral Dissertation). Beijing: Beijing Daxue.2011.
[50] Nguyễn Đại Cồ Việt (阮大瞿越). “A Discussion on Nomized Chinese Sounds by the Case of ‘thị’- ‘chợ’” (Từ thí dụ cụ thể thị- chợ bàn về âm Hán Nôm hóa). Vietnam Journal of Linguistics. 2009. Vol.10.
[51] Nguyễn Đại Cồ Việt (阮大瞿越). “Some Opinions on the Historical Classification of Nomized Chinese Sounds” (Vài suy nghĩ về phân tầng lịch sử âm Hán Nôm hóa). Vietnam Journal of Linguistics. 2010. Vol 5. pps.69-77.
[52] Nguyễn Đại Cồ Việt (阮大瞿越). “A Survey on the Correspondance of -ung and -uong in Sino-Vietnamese Sounds and Nomized Chinese Sounds” (Về sự đối ứng -UNG: -UÔNG trong âm Hán Việt và âm Hán Nôm hóa). Vietnam Journal of Linguistics. 2011. Vol 04. pps.10-18.
[53] Shi Youwei (史有為). “Loan Words in Chinese”《漢語外來辞》. Beijing: Shangwu Yinshuguan. 2000.
[54] Wei Shuguan (韋樹關). “A Study on the System of Initial Consonants of Sino-Vietnamese Word”《漢越語關系詞聲母系統研究》. Guangxi: Guangxi Minxu Chubanshe. 2004.
[55] Li Zhiyuan (李知沅). “A Study on Loan Words in Modern Chinese” (現代漢語外來詞研究). Taibei: Wenhe Chuban Youxian Gongsi. 2004.
[56] Liu Zhengtan (刘正谈) & Gao Mingkai (高名凯) & Mai Yongqian (麦永乾) & Shi Youwei (史有為). A Dictionary of Loan Words and Hybrid Words in Chinese (漢語外來詞詞典). Shanghai: Shanghai Cishu Chubanshe. 1984.
[57] Xiang Xi (向熹).A Dictionary of The Classic of Poetry (詩經詞典). Xichuan: Xichuan Renmin Chubanshe. 1988.

A Study on Chinese-loaned words in Ancient Vietnamese: the Case of Guoyin Shiji by Nguyen Trai.

英文 作者名(Trong Duong TRAN)

Basing on analyzing the linguistic material in Quốc âm thi tập (國音詩集) written by Nguyễn Trãi (1380-1442), this article conducts a research on Chinese-loaned words in ancient Vietnamese, and develops several concepts to classify Chinese-loaned words. Due to the author’s viewpoint, “Vietnamese Chinese-loaned word” refers to all Vietnamese words borrowed from Chinese language and Chinese script that were used in the 15th century Vietnamese language. This article then argues, the influence of Chinese script and language on the 15th century Vietnamese is so strong that it could help to create 63.37% of the Vietnamese vocabulary.
Key words: loan word; Chinese- loaned word; Quoyin Shiji; ancient Vietnamese; archaism


附錄
中文摘要
本文在歷史語言學和詞源學理論基础上通過對阮廌(1380-1442)的《國音詩集》的詞滙窮盡考察,來研究15世紀越南語中的漢源詞。本文所采用的越語漢來詞是指從漢語借入越南語的所有語素或詞。
這樣,在針對越南現存最早的用越南語創作的詩集—《國音詩集》的窮盡考察的基础上,本文將勾勒出15世紀越南語中漢源詞語或語素借入和使用情况的總體画面,同時解釋語音和語義的演變。此外,本文將提出一些新的概念,用以進一步對這个既複雜又有趣的課題進行研究。
關键詞:越語外來詞 越語漢來詞 反切讀音
2) 通讯地址(中文、英文): Tran Trong Duong, Vien Nghien cuu Han Nom, 183 Dang Tien Dong, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.


Bản tiếng Việt:

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG VIỆT NGỮ HÁN LAI TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT CỔ THẾ KỶ 15:
TRƯỜNG HỢP “QUỐC ÂM THI TẬP” CỦA NGUYỄN TRÃI
Trần Trọng Dương
Viện NC Hán Nôm,
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
陳仲洋。15世紀越南語中的越語漢來詞—以阮廌的《國音詩集》為例。漢字研究(韓國, Kyongsong University 漢字研究所)第14輯.4/2016. p.137-157.
Tóm tắt:
Bài viết này sẽ tiến hành nghiên cứu các từ gốc Hán trong tiếng Việt thế kỷ XV từ góc độ của ngôn ngữ học lịch sử và từ nguyên học với tư liệu khảo sát trong tác phẩm “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi (1380-1442)- tập thơ được viết bằng tiếng Việt sớm nhất hiện còn. Khái niệm “Việt ngữ Hán lai từ” trong bài viết này, được quan niệm như là tất cả các ngữ tố/ từng vựng của tiếng Việt thế kỷ XV vay mượn từ tiếng Hán.
Như vậy, từ việc khảo sát các ngữ liệu văn bản “Quốc âm thi tập”, bài viết sẽ đưa ra bức tranh tổng thể về quá trình du nhập, sử dụng các ngữ tố/ từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt thế kỷ XV. Lý giải các nguyên nhân đưa đến hiện trạng về ngữ nghĩa và ngữ âm, đồng thời đề xuất một số khái niệm mới để tiếp tục nghiên cứu về đối tượng phức tạp và thú vị này.
Thuật ngữ: Việt ngữ ngoại lai từ, Việt ngữ Hán lai từ, phiên thiết âm,...
: A Study on Chinese-loaned words in Ancient Vietnamese: the Case of Guoyin Shiji by Nguyen Trai.
The article studies Chinese- loaned words in ancient Vietnamese by using the material in Guoyin shiji of Nguyen Trai (1380- 1442)- . The concept “Vietnamese Chinese- loaned word” means every words borrowed from Chinese language and Chinese script that used in ancient Vietnamese in 15th century. The article proposes some concepts to classify Chinese- loaned words. The result shows that Chinese script/ Chinese language have a beneficial influence on ancient Vietnamese language (make up 59,75%).
Key word: loan word, Chinese- loaned word, Quoyin shiji, ancient Vietnamese, archaism.


Việt ngữ Hán lai từ越語漢來詞trước nay thường được minh định bằng khái niệm “từ gốc Hán”- là một khái niệm được sử dụng để nghiên cứu trong lĩnh vực từ vựng học của tiếng Việt hiện đại. Bài viết này sẽ tiến hành nghiên cứu Việt ngữ Hán lai tự trong tiếng Việt thế kỷ XV từ góc độ của ngôn ngữ học lịch sử và từ nguyên học với tư liệu khảo sát trong tác phẩm “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi (1380-1442)- tập thơ được viết bằng tiếng Việt/ chữ Nôm sớm nhất hiện còn. Quá trình tái lập ngữ âm, và xác định từ nguyên các từ gốc Hán trong tác phẩm này đã được chúng tôi xử lý tương đối toàn diện trong công trình Nguyễn Trãi quốc âm từ điển (2014). Từ những kết quả đã đạt được, bài viết này sẽ tiến hành thảo luận về các vấn đề lý thuyết ngôn ngữ học, như tiêu chí phân loại, mô hình phân loại của lớp từ vựng quan trọng này trong tiếng Việt thế kỷ XV.
1. Việt ngữ Hán lai từ - Việt ngữ ngoại lai từ
Như mọi ngôn ngữ, ngoài vốn từ vựng bản địa/ từ thuần gốc (native word/ mot hériditaire), từ vựng tiếng Việt được hình thành từ nhiều nguồn vay mượn ngoại lai khác nhau, các nhóm từ này được định danh bằng khái niệm “từ ngoại lai” (外來詞) mà ở bài viết này được gọi là “Việt ngữ ngoại lai từ”. Những người nghiên cứu vấn đề này có thể kể đến Maspero (1912), Vương Lực (1958), Nguyen Tai Can (1979), Lê Đình Khẩn (2002), Nguyễn Văn Khang (2007), Nguyễn Đại Cồ Việt (2011)... GS Nguyễn Ngọc San đã nhận định: “Các nhà ngôn ngữ học ngày càng ngả về xu thế cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ đa nguồn. Vốn từ vựng của nó được hình thành từ một cơ tầng bản địa ban đầu, về sau do tiếp xúc với các ngôn ngữ láng giềng mà ngày càng được bổ sung và phong phú dần lên. Đến nay, trong vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại đã bao gồm nhiều từ thuộc các nguồn khác nhau” (2003: 113). Đối lập với vốn từ vựng ngoại lai, tiếng Việt đương nhiên sẽ có những lớp từ vựng bản địa, trước nay dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc gia dân tộc đã được gọi là “từ thuần Việt” (Pure Vietnamese Word). Tuy nhiên, bản thân “từ thuần Việt” chưa hẳn đã đáp ứng hết các tiêu chí của một thuật ngữ khoa học . Vì vậy, bài viết này đề xuất cặp khái niệm “Việt ngữ nội sinh từ” (越語內生詞) và “Việt ngữ ngoại lai từ” (越語外來詞) để có công cụ làm việc và tư duy. Mô hình kho từ vựng tiếng Việt theo từ nguyên có thể trình bày như biểu đồ dưới đây.
Việt ngữ nội sinh từ
Việt ngữ ngoại lai từ

Khái niệm Việt ngữ ngoại lai từ, trong bài viết này, được hình thành từ sự kết hợp của hai tiêu chí: (1) Tiêu chí ngôn ngữ tộc người; (2) Tiêu chí lãnh thổ quốc gia.
Từ tiêu chí ngôn ngữ tộc người, tiếng Việt cụ thể hơn là từ vựng tiếng Việt là kết quả tích hợp của các từ vựng của các dân tộc khác nhau (có thể có cùng nguồn gốc xa/ gần khác nhau) hiện đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo tiêu chí ngôn ngữ tộc người, thì từ Việt ngữ ngoại lai từ chỉ lớp từ vựng được vay mượn từ các ngôn ngữ dân tộc nằm ngoài nhóm Việt- Mường. Như ta biết, tiếng Việt có lịch sử quãng 12 thế kỷ (từ thế kỷ 8-9 đến nay), tiền thân của nó là tiếng Việt- Mường, xa hơn nữa là Proto Việt Mường [Nguyen Tai Can 2001: 401]. Theo giới ngôn ngữ học hiện nay, Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt Katu, thuộc khu vực phía đông của ngành Mon-Khmer, ngữ hệ/ họ Nam Á [Nguyen Tai Can 1994: 316]. Sự ra đời của tiếng Việt là hệ quả của những quá trình tiếp xúc và phân tách ngôn ngữ. Sự tiếp xúc ngôn ngữ này xảy ra trên hai phương diện: (1) tiếp xúc của tiếng Việt- Mường với các ngôn ngữ cùng họ, cùng ngành, cùng khối, cùng tiểu chi; (2) tiếp xúc của tiếng Việt – Mường với các ngôn ngữ khác họ. Các nhà nghiên cứu trước đây như nhóm Mai Ngọc Chừ (1997), Nguyễn Thiện Giáp (2003), Trần Trí Dõi (2011) coi các từ vay mượn trong nội bộ họ Nam Á là các “từ thuần Việt” đối lập với khái niệm “từ ngoại lai” trỏ các từ vay mượn từ các ngôn ngữ khác họ . Tuy nhiên, bài viết này đưa ra tiêu chí hẹp hơn, coi những đơn vị từ vựng thuộc nhóm Việt- Mường mới là những từ ngữ nội sinh, gọi là “Việt ngữ nội sinh từ”; những đơn vị còn lại đều thuộc nhóm “Việt ngữ ngoại lai từ”.
Việt ngữ ngoại lai từ có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau: bao gồm Việt ngữ Thái lai từ (từ Việt gốc Thái), Việt ngữ Tày lai từ (từ Việt gốc Tày), Việt ngữ Nam Á lai từ (từ Việt gốc Nam Á), Việt ngữ Pháp lai từ (từ Việt gốc Pháp) , Việt ngữ Bồ lai từ (từ Việt gốc Bồ Đào Nha),... và Việt ngữ Hán lai từ (từ Việt gốc Hán). Trong đó, Việt ngữ Hán lai từ là khái niệm dùng để trỏ “tất cả những từ nào dẫn xuất từ tiếng Hán” [Nguyen Tai Can 1994: 7] (gồm hai ngả văn ngôn và ngôn ngữ nói: văn/ bạch).
Nếu quá trình tiếp xúc văn hóa, giao lưu lịch sử của Việt Nam với các nước khác, sẽ để lại những dấu tích vể khảo cổ học lịch sử, thì quá trình này đồng thời cũng để lại những vết tích trong ngôn ngữ học. Quá trình chồng lấn phức tạp của lịch sử tiếp xúc ngôn ngữ khiến cho vấn đề từ ngoại lai trong tiếng Việt cũng phức tạp không kém. Một ngữ tố tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán, nhưng bản thân ngữ tố đó lại là một sản phẩm mà tiếng Hán vay mượn từ một ngôn ngữ nào đó thuộc/ hoặc nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc [Sử Hữu Vi 2000; 李知沅 2004]. Điều đó lại liên quan đến các từ vựng tiếng Hán vay mượn từ các ngôn ngữ khác (Hán ngữ ngoại lai từ, gồm: Hán ngữ Tạng lai từ, Hán ngữ Phạn lai từ, Hán ngữ Việt lai từ, Hán ngữ Nhật lai từ, Hán ngữ Anh lai từ, Hán ngữ Nga lai từ,…). Và một nhóm đặc biệt là “Nhật ngữ Hán lai từ” trong từ vựng tiếng Hán [Sử Hữu Vi 2000: 16-18] và trong cả tiếng Việt [Trần Đình Sử 1998] , vốn là những từ gốc Hán có nguồn gốc kinh điển Nho gia được sử dụng để dịch nghĩa các khái niệm của phương Tây.
Từ góc độ từ nguyên học, Việt ngữ Hán lai từ có thể chia làm hai loại: (1) nhóm thuần Hán; (2) nhóm Hán ngoại lai như trên đã nêu. Về mặt lý thuyết, mọi từ vựng vay mượn trong tiếng Hán đều có thể được du nhập vào tiếng Việt. Tuy nhiên, trong thế kỷ XV, qua Quốc âm thi tập, chúng ta chỉ thấy nguồn chủ yếu là nguồn Hán-Tạng, hoặc Hán- Phạn, hoặc Hán- Nam Á. Ví dụ từ ưu bát trong tiếng Việt vốn vay mượn rút gọn từ tiếng Hán là 優鉢羅華 (nghĩa dịch là 睡蓮), nhưng bản thân từ này trong tiếng Hán đã dịch âm từ “utpala” của Phạn ngữ [Arika Hirakawa 1997: 1023]. Ở thế kỷ XV, trong Quốc âm thi tập, cũng có một vài ngữ tố thuộc loại này. Tiêu biểu là Phật/ Bụt (<佛陀/孛陀< Budhha), thuấn nhã đa (< 舜若多 < Śūnyatā) [Trần Trọng Dương 2014: 34, 345]. Tỷ lệ Việt ngữ Hán lai từ trong vốn từ tiếng Việt hiện đại là 65% (Nguyễn Văn Khang 2007: 55). Theo thống kê của chúng tôi, sau khi phục nguyên nguyên từ cho từng ngữ tố, thì Quốc âm thi tập có 1434 ngữ tố trong tổng số trên dưới 2400 mục từ (chiếm 59,75%), xuất hiện với tần số 8040 lượt (chiếm 67%) trong độ dài văn bản là khoảng 12000 lượt chữ . Biểu tỷ lệ đơn vị Việt ngữ Hán lai từ trong thế kỷ XV Cột A1: số liệu đơn vị Việt ngữ Hán lai từ và các nhóm từ còn lại. Cột A2: số liệu % về tần số xuất hiện của các đơn vị Việt ngữ Hán lai từ trong độ dài văn bản Quốc âm thi tập. Cột A3: tỷ lệ trung bình, với công thức tính {A1/ 2 + A2/ 2= A3}. Một tỷ lệ này cho thấy một bình diện ổn định của loại từ này trong vốn từ vựng tiếng Việt. Trong nhóm Việt ngữ Hán lai từ này, tiểu loại từ Hán Việt chỉ chiếm quãng 20% (Nguyen Tai Can & Vũ Đức Nghiệu 1980/tb2001). Bảng phân loại lịch đại Việt ngữ ngoại lai từ 2. Việt ngữ Hán lai từ: các cứ liệu giám định từ nguyên Như trên đã phát biểu, Việt ngữ Hán lai từ là khái niệm trỏ tất cả các từ ngữ thuộc hệ thống từ vựng tiếng Việt được vay mượn qua ngả đường tiếng Hán. Quá trình vay mượn các từ ngữ này có một lịch sử rất dài với nhiều chiều kích phức tạp, đan xen, chồng lấn. Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy, các Việt ngữ Hán lai từ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có diện mạo tương đối khác so với tiếng Việt hiện đại. Sự tiếp xúc tự nhiên qua giao lưu- buôn bán thường rất khó chứng minh, vì những dấu vết vật chất còn lại khá ít ỏi. Nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử trước nay thường dựa trên sự tổng hòa của các cứ liệu ngôn ngữ học, văn tự học, văn hiến học, khảo cổ học, dân tộc học và lịch sử- văn hóa để từ đó tiến hành các giám định về nguồn gốc của một ngữ tố nào đó trong từ vựng tiếng Việt như Mô hình cứ liệu giám định từ nguyên dưới đây. 2.1. Trước tiên là các cứ liệu về ngôn ngữ học (bao gồm ngữ âm- ngữ nghĩa- ngữ pháp) với những học giả đi đầu như Maspero (1912), Vương Lực (1948), Gaspadone (1953), Karlgren (1954), Hashimoto (1978), Nguyen Tai Can (1979),... Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những người đi trước, chúng tôi đã nghiên cứu so sánh lịch sử, để xác định từ nguyên của một từ nào đó. Ví dụ như từ quanh chữ Hán viết là 縈, sách “Tập vận”, “Vận hội” ghi: "quyên doanh thiết, âm quanh" (娟營切,𠀤音褮), nhưng âm Hán Việt lại đọc là “oanh”. 縈nghĩa gốc là “quấn quanh, vòng quanh, trói”, có đồng nguyên tự là “quành” (quay lại, khúc quanh). Như vậy, “quanh” là từ gốc Hán đọc theo thiết âm. Ngoài ra, “quanh” còn là một tính từ, nghĩa là “cong” trái với “ngay thẳng”. Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, Lòng người quanh nữa nước non quanh. (bài 136.4) . 2.2. Cứ liệu văn tự học (chữ viết) được kết hợp với cứ liệu ngôn ngữ học lịch sử. Cứ liệu văn tự học gồm hai loại: (1) văn tự học chữ Hán; và (2) văn tự học chữ Nôm. Ví dụ: từ ngàn (Chữ Nôm loại A1 vay mượn nguyên từ chữ Hán) vốn có lai nguyên là岸 nghĩa là núi/ sườn núi [Hán ngữ đại tự điển 1995: 766]. Về tự nguyên, 岸 gồm {屵⿸ 干} trỏ “bờ núi, bờ vực”, riêng chữ ngạt屵 cũng đã có nghĩa là “bờ núi, bờ vực”. Đến thời Thuyết văn dẫn thân thành “bờ nước”. Còn nghĩa gốc thì được bảo lưu trong tự hình gốc 屵. Tiếng Việt còn bảo lưu nghĩa "Ngàn: rừng núi. Con vua lấy thằng bán than, nó đem lên ngàn cũng phải đi theo. (Ca dao)" [Paulus Của 1895 TII: 83]. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có 5 ngữ cảnh có nghĩa này, ví dụ: Ngày xem hoa rụng chăng cài cửa, Tối rước chim về mựa lạc ngàn. (95.6, 42.3, 52.3, 72.1, 150.1). Nghĩa “bờ nước” như của Thuyết văn cũng xuất hiện trong 3 ngữ cảnh, ví dụ: Lồng chim ao cá từ làm khách, Ngòi nguyệt ngàn mai phụ lệ nhà. (118.6, 253.5, 90.3). 2.3. Cứ liệu văn hiến học là các cứ liệu chữ viết và ngôn ngữ được xác định là có niên đại tương đối cụ thể xuất hiện trong một văn bản cổ, ở đây là văn bản Quốc âm thi tập của thế kỷ XV. Điều này chúng tôi đã chứng minh hàng loạt các đặc điểm thú vị của các từ gốc Hán trong thế kỷ XV [Trần Trọng Dương 2014]. Ngoài các thư tịch cổ, một số từ gốc Hán còn có thể được tìm thấy trong các văn bản bi ký Hán văn khá sớm. Ví dụ văn bia Đào Hoàng陶 璜 năm 314 có ghi chữ “崢 嶸” đây là dấu vết sớm nhất cho thấy từ “tranh vanh” (> chênh vênh) đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 ở Việt Nam . Hàng loạt các từ ngữ Phật giáo và Nho giáo cũng đã tìm thấy trong văn bia về Lê Hầu黎侯 khắc năm 618 như triết vương哲 王, trí cự智 炬 , thiệu long紹 隆 , nhân phong仁 風 ,...[Trần Trọng Dương 2012g: 43] cho thấy các cứ liệu về văn bản sẽ góp phần soi sáng những góc khuất của lịch sử tiếng Việt.
2.4. Ngoài ra, hiện vật khảo cổ học lịch sử (văn vật) cũng là một nguồn cứ liệu soi chiếu khá hữu ích cho việc nghiên cứu từ nguyên học. Chẳng hạn như một số nha chương 牙 璋 tìm thấy trong văn hóa Phùng Nguyên tại Phú Thọ, khiến ta nghĩ đến sự ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hạ đến văn hóa phương Nam từ khá sớm [Hà Văn Tấn 1997: 590]. Hoặc một số biểu tượng bồ lao tìm thấy trên quai chuông Thanh Mai (tk8), chuông Nhật Tảo (năm 947) hay chuông Vân Bản (tk 14) khiến cho các cứ liệu về ngữ tố “chày kình- bồ lao” ở thế kỷ XV thêm phần chắc chắn. [Trần Trọng Dương 2014: 186].
Như vậy, một ngữ tố được xác định nguồn gốc cùng một lúc bằng tất cả các hệ thống cứ liệu, hoặc ít nhất từ hai cứ liệu trở lên, sẽ được coi là có cơ sở. Độ tụ của cứ liệu càng tập trung thì giả thuyết càng có sức thuyết phục cao.
3. Việt ngữ Hán lai từ: tiêu chí phân loại
Nhìn từ góc độ cấu trúc, mỗi Việt ngữ Hán lai từ trong tiếng Việt thế kỷ XV là một đơn vị thống nhất của các yếu tố: (1) tự hình; (2) ngữ âm; (3) ngữ nghĩa; (4) cấu trúc từ pháp. Chúng tôi xin thảo luận cụ thể như sau.
3.1.Tiêu chí tự hình: Đối với những văn bản cổ ghi tiếng Việt bằng chữ Nôm, về cơ bản, có sự thống nhất tương đối về tự hình chữ Nôm với tự hình chữ Hán ghi ghi một ngữ tố gốc Hán, nhất là với các ngữ tố Hán Việt, ví dụ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Song, ở nhiều trường hợp không phải lúc nào cũng vậy, nhất là đối với những từ đọc theo âm Việt hóa. Vấn đề này khá phức tạp do giao giới với lĩnh vực văn tự học. Về mặt lý thuyết, bất kỳ một Việt ngữ Hán lai từ nào cũng đều có thể viết bằng một tự hình chữ Hán, đây là tiêu chí quan trọng bậc nhất để nhận diện về mặt thị giác [Trần Trọng Dương 2014: vi]. Ví dụ: hai từ đồng nguyên lánh/ tránh có tự hình gốc là掙 và âm Hán Việt hiện đại là tránh. Ở thế kỷ XV- XVII chúng có âm Hán Việt lịch sử là *tlánh trong câu: *Tlánh trần náu thú sơn lâm, Lá thông đàn tiếng trúc cầm. (Nguyễn Trãi 1428: 58.3).
3.2.Tiêu chí ngữ âm: Việt ngữ Hán lai từ có sự vay mượn âm đọc từ ngữ âm tiếng Hán, những âm đọc đó được gọi là “Việt ngữ Hán lai âm”. Nhưng do quá trình tiếp xúc Hán-Việt trải dài xảy ra trên dưới 2000 năm, nên sự vay mượn âm đọc cũng để lại rất nhiều trầm tích lịch sử (xem biểu dưới). Có âm đọc mượn thời Tần đời Hán (hoặc có thể sớm hơn nữa), có âm đọc mượn thời Lục triều, có âm đọc mượn thời Đường, có âm đọc mượn thời Tống. Về mặt lý thuyết thì có thể phân tách ra như vậy, nhưng trên thực tế, không lúc nào cũng có thể phân định một cách rạch ròi. Có khi, một ngữ tố có thanh mẫu thời Hán, nhưng lại có vận mẫu thời Đường. Ngược lại, cũng có khi một ngữ tố có vận mẫu thời Lục Triều, nhưng thanh mẫu lại vào thời Tống. Việt ngữ Hán lai âm gồm các cặp thuật ngữ Việt ngữ Hoa lai âm (trước nay còn gọi âm Hán Việt, cách đọc Hán Việt) và Việt ngữ phi Hoa lai âm (tương ứng với âm Phi Hán Việt). Việt ngữ Hoa lai âm trỏ hệ thống ngữ âm thời Lục Triều- Đường được du nhập một cách có hệ thống vào cách đọc chữ Hán của người Việt và trong từ vựng của tiếng Việt. Việt ngữ phi Hoa lai âm trỏ các âm đọc chữ Hán được du nhập lẻ tẻ từ thời Tần Hán theo con đường tiếp xúc ngôn ngữ tự nhiên (cụ thể xin xem mục 4 của bài viết).
Biểu quan hệ tiếp xúc Hán Việt, Nguồn: Nguyễn Đại Cồ Việt (2011: 4)
Chú thích:
Mũi tên liền: Biểu thị quan hệ tiếp xúc.
Mũi tên đứt: biểu thị quan hệ diễn biến.
Dấu hỏi: biểu thị nhân tố tồn nghi, chưa xác định.
SVA: âm đọc chữ Hán quan phương, dùng trong giáo dục, đọc các văn bản Hán văn.
SVB: các cách đọc chữ Hán du nhập vào khẩu ngữ tiếng Việt.
3.3. Tiêu chí ngữ nghĩa: Việt ngữ Hán lai từ luôn có mối liên hệ ngữ nghĩa với từ nguyên của ngữ tố gốc trong tiếng Hán (Nguyễn Đại Cồ Việt 2009). Mức độ đậm nhạt của sự vay mượn ngữ nghĩa của các ngữ tố này phụ thuộc vào mức độ đồng hóa trong cơ chế của tiếng Việt. Trong tiếng Việt thế kỷ XV, sự vay mượn và đồng hóa ngữ nghĩa cũng đã có những dấu vết rõ nét và khá phong phú. Có thể chia làm nhiều cấp độ như sau: (1) mượn nguyên nghĩa, tức là có sự tương ứng hoàn toàn giữa nghĩa của ngữ tố đó trong cả hai ngôn ngữ; (2) phái sinh nghĩa, tức là có sự thay đổi trong quá trình vay mượn, tiếp xúc, nhưng vẫn có thể xác định được mối liên hệ ngữ nghĩa giữa nghĩa gốc trong tiếng Hán (văn ngôn) và nghĩa phái sinh trong tiếng Việt.
3.4. Tiêu chí từ pháp học: Từ góc độ âm tiết, Việt ngữ Hán lai từ có thể chia làm hai loại, gồm: (1) từ đơn tiết; (2) từ đa tiết. Đương nhiên, mỗi từ đơn tiết đã là một chỉnh thể, không có cấu trúc dưới bậc, ở đó mỗi một ngữ tố đồng thời là một chữ (tự hình). Trong khi đó, các từ đa tiết là sự kết hợp của ít nhất hai ngữ tố/ hai tự hình, và mối quan hệ giữa hai ngữ tố này đã tạo nên cấu trúc bên trong của từ, trước nay được gọi là từ pháp. Sự khác biệt của cấu trúc từ pháp tiếng Hán {định ngữ + trung tâm ngữ} với cấu trúc từ pháp tiếng Việt {trung tâm ngữ + định ngữ} đã làm nảy sinh một số hiện tượng đáng lưu ý. (A) Nhóm các ngữ tố đa tiết trong tiếng Việt mượn nguyên cấu trúc từ pháp của tiếng Hán, ví dụ: thạch đỉnh 石鼎, lúc đó mô hình vay mượn sẽ là AB (Hán) > AB (Việt); (B) Nhóm các ngữ tố đa tiết trong tiết Việt sử dụng cấu trúc từ pháp của tiếng Việt, ví dụ 虎符 hổ phù 符虎bùa hổ, lúc đó mô hình sẽ là AB (Hán) > BA (Việt). (1) Trong trường hợp, một ngữ tố tiếng Việt vay mượn một ngữ tố tiếng Hán đúng theo cấu trúc, thì tương đối dễ dàng nhận ra nếu nó được đọc theo âm Hán Việt và được viết bằng chữ Hán. (2) Trong trường hợp vay mượn đúng cấu trúc, nhưng lại đọc bằng Phi Hoa lai âm thì không phải lúc nào cũng dễ phục nguyên, ví dụ: 放縱có âm Hán Việt là phóng túng, nhưng lại đọc theo âm Việt hóa là buông tuồng.
Trên đây là bốn tiêu chí quan trọng cho quá trình phân loại các đơn vị Việt ngữ Hán lai từ. Trong đó, tiêu chí văn tự/ chữ viết là yếu tố quan trọng hàng đầu để nhận biết về mặt thị giác. Các tiêu chí còn lại đều được áp dụng một cách đồng thời trong quá trình xử lý tư liệu và phân loại. Tiêu chí quan trọng nhất được xét đến là ngữ âm học, trong đó phải tiến hành so sánh các hệ thống ngữ âm lịch sử tiếng Hán và ngữ âm lịch sử tiếng Việt.
4. Việt ngữ Hán lai từ: loại hình học cấu trúc
Như trên đã giới thiệu, cách đọc chữ Hán của người Việt rất phong phú và phức tạp do lịch sử truyền nhập hơn 2000 với tiếng Hán và Văn ngôn theo các ngả đường bác học (kinh sách, chính trị) và dân gian tự nhiên (buôn bán, di dân). Sự thay đổi vỏ ngữ âm khiến cho một chữ Hán đồng thời có thể có nhiều cách đọc khác nhau (ít nhất là có song thức, tam thức, mà chúng tôi gọi chung là hiện tượng đa thức âm đọc của các yếu tốc gốc Hán).
Trên cơ sở khảo sát các ngữ liệu trong Quốc âm thi tập, Bài viết đề xuất các hệ thống khái niệm sau: (1) Việt ngữ Hoa lai từ và Việt ngữ Hoa lai âm, như ta biết Việt ngữ Hoa lai âm vốn bắt nguồn từ cách đọc chữ Hán của Trung Hoa vào thời Lục Triều- Trung Đường, nhưng các nhà nghiên cứu trước nay không tách bạch hai nhóm quan trọng gồm (a) cách đọc phiên thiết và “cách đọc phiên thiết đã được Việt hóa”; (2) Việt ngữ Phi Hoa lai từ và Việt ngữ Phi Hoa lai âm. Bài viết quan niệm rằng Phi Hoa lai âm trỏ cách đọc chữ Hán đã được “nhập hệ” vào vốn từ vựng tiếng Việt và được sử dụng rộng rãi trong khẩu ngữ và văn viết của tiếng Việt. Song cũng có khi, thanh mẫu- vận mẫu- thanh điệu của một ngữ tố lại là dấu ấn của các giai đoạn khác nhau. Cấu trúc phân loại theo ngữ âm được trình bày như mô hình dưới đây.

Bảng trên có thể phân tích như sau.
Loại A1: Đây là loại đơn vị Việt ngữ Hán lai từ trước nay thường bị đồng quy vào khối “từ Hán Việt” theo cảm thức ngôn ngữ của người bản ngữ. Bởi các học giả như Vương Lực (1958), Nguyen Tai Can (1979), Nguyễn Văn Khang (2007) đều nhất trí cho rằng, âm Hán Việt ít nhiều đã có biến đổi so với ngữ âm đời Đường. Nhưng trên thực tế, qua ngữ liệu trong Quốc âm thi tập chúng tôi đã tìm được một số từ đọc chính xác theo thiết âm đời Đường. Ví dụ: chữ Hán嘏 có âm Hán Việt là “hỗ”, và có âm đọc là “cả” (lớn) trong tiếng Việt thế kỷ XV, so sánh âm “cả” với thiết âm Đường vận ghi: "cổ nhã thiết" (古雅切), Tập vận, Vận hội, Chính vận ghi: "cử hạ thiết, tòng âm cả" (舉下切,𠀤音賈). Thuyết văn giải tự ghi: "嘏: lớn, xa." (嘏大遠也.). Sách Nhĩ nhã ghi: "cả: lớn vậy" (嘏,大也); Phương Ngôn ghi: "phàm vật gì to lớn đều gọi là cả" (凡物壯大謂之嘏). [Trần Trọng Dương 2014: 35]. Sự thống nhất ở hai tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ âm, khiến chúng ta có thể xác định khá chắc chắn, từ “cả” là một đơn vị Việt ngữ Hán lai từ đọc chính xác theo Thiết âm. Từ “cả” (lớn) xuất hiện 10 lần trong Quốc âm thi tập.
Loại A2: Đây là loại đơn vị Việt ngữ Hán lai từ khá thú vị. Trước nay, giới nghiên cứu đã nghiên cứu khá tập trung về đối tượng này, như Maspero (1912) gọi là âm sino-annamite, Vương Lực (1948) dùng khái niệm “Hán Việt ngữ”, Nguyen Tai Can (1979) sử dụng khái niệm “âm Hán Việt”/ “cách đọc Hán Việt”. Đặc điểm chính của loại đơn vị này là được cách đọc chữ Hán ở Việt Nam trên cơ sở ngữ âm đời Lục Triều- Trung Đường nhưng đã có ít nhiều sự “Việt hóa”. Sự “tế nhị” này khiến cho đối tượng được xét đến không phải lúc nào cũng được phân biệt với các âm Hán Việt Việt hóa. Ví dụ: chữ Hán 槐 , vốn có cách đọc phổ biến trong các văn bản văn ngôn chữ Hán Việt Nam là “hòe”, phân biệt với thiết âm “hoài”, "Hoài" là âm phiên thiết, sách Đường vận ghi: "hộ quai thiết" (戸乖切), sách Tập vận, Vận hội ghi "hồ quai thiết, âm hoài" (乎乖切,𠀤音懷). "Hòe" là âm Hán Việt hiện nay vẫn dùng. Chẳng thấy phồn hoa trong khuở nọ, ít nhiều gưởi kiến cành hoài. (Tự thán 84.8). Đọc là "hoài" vì bắt vần với "ai", "dài", "tai". Cho thấy, tiếng Việt thế kỷ XV tồn tại cả hai âm hoài và hòe. Nhưng "hòe" tỏ ra phổ dụng hơn với 3 lần bắt vận với khuôn vần "-oe". [Trần Trọng Dương 2014: 156].
Về mặt tổng quan, tỷ lệ giữa nhóm A1 và A2 khá chênh lệch. Theo thống kê ngẫu nhiên của chúng tôi qua bảng từ vựng của Nguyễn Đại Cồ Việt (2011: 118-141), các đơn vị thuộc nhóm A1 chiếm 84,48%, các đơn vị thuộc nhóm A2 chiếm 15.52% (như biểu dưới)

Loại B1: là các đơn vị Việt ngữ Hán lai từ được đọc theo các âm Phi Hoa lai âm. Về mặt lý thuyết có thể truy ngược lên đến tận âm Hán Thượng cổ. Ví dụ:丁丁, nghĩa là “chan chát, từ tượng thanh tiếng đập, gõ”, từ này vốn có thiết âm là “đinh đinh”, nhưng nên phiên là “tranh tranh” với cách đọc trong Kinh thi (Hướng Hy 1988: 82). Ngữ tố này xuất hiện trong câu thơ “Có khuở giang lâu ngày đã tối, Thuyền hòa còn dỏi tiếng tranh tranh. (Nguyễn Trãi 1428: Tức sự 123.8). Ví dụ này cho thấy con đường vay mượn bác học thông qua hệ thống kinh điển Nho giáo. Như vậy, “đinh” là âm A1, còn “tranh” là âm “B2”. Một số ví dụ khác như nghiễn 硯, nhãn眼, ngân銀, ngân 垠, ngân痕, ngân齦, ngân泿, ngân 痕 ~ ngấn, ngân垠~ ngần/ ngăn, nghiễn硯 ~ nghiên.蒜toán  tỏi, 懶lãn  lười, 鮮tiên  tươi, gan/ can肝, gương/ kính鏡 , gươm/ kiếm劍 , gần/ cận近 , gấm/ cẩm 錦 , ghi/ kí記 , gưởi/ kí寄 , gang/ cang鋼 , góa/ quả寡 , gượng/ cưỡng強 , gác/ các擱 , ghế/ kỉ几
Loại B2 là các đơn vị Việt ngữ Hán lai từ đã được Việt hóa một cách sâu sắc dưới áp lực của hệ thống các thủy âm kép của tiếng Việt thế kỷ XII-XVII. Mô hình thay đổi cơ bản của những từ này là từ A1/A2/B1 sang B2, với cấu trúc âm tiết {CVC} > {CCVC}. Chúng tôi đã khảo sát 30 trường hợp Việt ngữ Hán lai từ thuộc loại B2.2 trong tác phẩm Quốc âm thi tập . Ví dụ: 龍có âm A1 là “long”, có âm B2.2 là “rồng”, nhưng ở thế kỷ XV có thể có âm B2.1 là “*kroŋ1” [Trần Trọng Dương 2012c]. Các phương thức Việt hóa bao gồm: (1) thêm tiền tố, mô hình: { CV(C) > CCV(C)}; (2) thêm giới âm, mô hình: { CV(C) > CCV(C)}; (3) Việt hóa thủy âm kép tiếng Hán, mô hình: mô hình: { CCV(C) > CCV(C)}.
Đến đây, bài viết đã có thể tổng kết toàn bộ mô hình phân loại của các đơn vị Việt ngữ Hán lai từ trong tổng thể cơ cấu vốn từ vựng tiếng Việt, qua trường hợp tiếng Việt thế kỷ XV. Việt ngữ từ vựng luôn được thể hiện ở hai chiều kích: Việt ngữ văn tự (Nôm- La mã) và Việt ngữ âm vựng. Trong đó, âm vựng được coi là vỏ vật chất âm thanh của từ vựng; văn tự là vỏ vật chất hình ảnh của từ vựng. Việt ngữ từ vựng/ âm vựng chia làm hai nhóm: (I) Việt ngữ nội sinh từ/ Việt ngữ nội sinh âm; (II) Việt ngữ ngoại lai từ/ Việt ngữ ngoại lai âm. Cấu trúc lưỡng phân của Mô hình phân loại tổng thể Việt ngữ Hán lai từ như sau.












Kết luận:
Bài viết này, trên cơ sở khảo sát thực tế các ngữ tố và các âm đọc của đối tượng nghiên cứu, đã đề xuất hệ thống khái niệm theo phương thức nhị phân, gồm các cặp khái niệm đi đôi với nhau theo hai tầng:
• (1a1/1a2) Việt ngữ nội sinh từ/ âm và (1b1/1b2) Việt ngữ ngoại sinh từ/ âm;
• (2a1/2a2) Việt ngữ Hán lai từ/ âm và (2n1/2n2) Việt ngữ N lai từ/ âm;
• (3a1/3a2) Việt ngữ Đường lai từ/ âm và (3b1/3b2) Việt ngữ phi Đường lai từ/ âm.
• (4a1/4a2) Thiết âm từ/ thiết âm và (4b1/4b2) Việt hóa thiết âm từ/ Việt hóa thiết âm;
• (5a1/5a2) Tiền Đường lai từ/ âm và (5b1/5b2) Hậu đường lai từ/ âm.
Đặc điểm quan trọng nhất của Việt ngữ Hán lai từ trong tiếng Việt cổ thế kỷ XV, đó là hai nhóm B1.2 và B2.2 là các ngữ tố được đọc với cấu trúc ngữ âm CCVC. Trong đó, B1.2 là bảo lưu các phức phụ âm của tiếng Hán thượng cổ, còn B2.2 là sự Việt hóa từ các phụ âm đơn trong tiếng Hán Trung đại.
Đặc điểm thú vị nữa của Việt ngữ Hán lai từ trong tiếng Việt cổ thế kỷ XV, đó là sự xuất hiện của các từ cổ (archaism) gốc Hán, như tích瘠 , mựa無 , biêu標, lưới thưới 𢅭𢄌, lăng căng 㱥殑... Tuy nhiên, đây là vấn đề chúng tôi đã từng nghiên cứu ở một số công trình trước nên chỉ sơ lược nêu lại đây.
Việt ngữ Hán lai từ ở thế kỷ XV đều được hình thành trên hai nguồn chính. Đó là: (1) nguồn bác học, bởi đây là một tập thơ của một trong những nhà Nho, nhà khoa bảng nổi tiếng nhất của Việt Nam; (2) nguồn dân gian, đây là một tác phẩm văn học cho thấy sự ảnh hưởng rõ nét của ngôn ngữ dân gian Việt Nam đối với thể thơ thất ngôn Đường luật, một thể loại văn học đặc trưng cho ngôn ngữ từ chương của Hán văn Trung Hoa .

Tài liệu tham khảo

1. Akira Hirakawa平川彰. A Buddhist Chinese- Sanskrit Dictionary (《佛教漢梵大辭典》). Tokyo: The Reiyukai. 1997.
2. Pierre Pegneaux de Béhaine. (1772-1772), Dictionarium Anamitico Latinum 1772 - 1773 (Tự vị An nam- La tinh). bản chép tay. tb. (1999). Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu. Nxb.Trẻ. Tp. HCM.
3. Nguyen Tai Can & Vũ Đức Nghiệu. 1980. Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi. TC Ngôn ngữ số 03. Tb.2002. trong “Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa”. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyen Tai Can & Hoàng Dũng, Về các từ gốc Hán được tiếng Việt xử lý bằng thủy âm tắc bên (lateral stops), Ngôn ngữ, số 2 năm 1994, p.1-7
5. Nguyen Tai Can. Thử phân kỷ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt. Trong “Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa”. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2001.
6. Nguyen Tai Can. (1997). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Nxb Giáo dục. H.
7. Nguyen Tai Can, Nguồn gốc và quá trình cách đọc Hán Việt, NXB Đại học Quốc gia HN, H., 1979, tái bản 2001.
8. Nguyen Tai Can. (1987). Văn hóa chữ Hán và ngôn ngữ Việt Nam: vai trò của các yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại. Tb.2002. trong “Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa”. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Tr.424-439.
9. An Chi. Từ thuần Việt? Tạp chí “Năng lượng mới” số 364, ngày 10/10/2014.
10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục. 1997.
11. Huình Tịnh Paulus Của. (1895 - 1896). 《大南國音字彙》 Đại Nam quấc âm tự vị. SaiGon Imprimerie REY, CURIOL & Cie, 4, rue d’Adran, 4.; Nxb.Trẻ.1998 (theo ấn bản 1895-1896).
12. Trần Trí Dõi. Khái niệm “Từ thuần Việt” và “từ ngoại lai” từ góc nhìn của lịch sử tiếng Việt hiện nay. (The Concept “pure Vietnamese Word” and “Extraneous Word” from the Perspective of Vietnamese Language History). Trong Kỷ yếu hội thảo Quốc tế “Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà nội. 2011.
13. Trần Trọng Dương (2011a). Phật thuyết có phải là bản dịch phẩm Nôm của thế kỷ XII? TC Ngôn ngữ. Số 04/2011.tr.31-47.
14. Trần Trọng Dương. (2011b).Từ nguyên của một số từ đơn tiết gốc Hán. Trong “Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nxb Đại học Quốc gia. H.
15. Trần Trọng Dương. (2011d). Tổng thuật tình hình nghiên cứu diễn biến cấu trúc chữ Nôm. The International Sympoisium on Nom script. Temple University (USA: 2008) www.temple.org, TC Hán Nôm, số 2 (105)/ 2011, tr.11 - 28.
16. Trần Trọng Dương. (2012a). Thủy âm kép tiếng Việt thế kỷ XIV-XV qua chữ Nôm cổ trong “Quốc âm thi tập”. TC Ngôn ngữ số 8 2012.
17. Trần Trọng Dương. (2012b). Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua các bản dịch “Khóa Hư Lục. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. H.
18. Trần Trọng Dương. (2012c). Một số từ gốc Hán có cấu trúc CCVC qua ngữ liệu thơ Nôm trong Quốc âm thi tập. Trong Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. H.
19. Trần Trọng Dương. (2012d). Từ nguyên của XE và các điệp thức của nó. “Thông báo Hán Nôm học 2010-2011”. Nxb Thế giới. H. 2012. tr. 557 - 562.
20. Trần Trọng Dương. (2012e). Từ nguyên của từ “văn hiến”trong bối cảnh tri thức Nho gia Việt Nam Trung Hoa. TC NC Văn hóa. Hà Nội. số 3/2012. tr. 5 - 14.
21. Trần Trọng Dương 陈仲洋。 (2012f)。 《南字研究 - 喃字來源,历史发展和结構》。廣西民族師範學院学报。 4 (83)/07/2012 。頁82 - 88。
22. Trần Trọng Dương (nghiên cứu & dịch chú). 2012g. Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn. Trong “Tuyển tập văn bia Thanh Hóa/ Tập 1: Văn bia thời Lý Trần”. Thanh Hóa : Nxb Thanh Hóa.. Tr.21-101.
23. Trần Trọng Dương, Nguyễn Trãi quốc âm từ điển <阮廌國音辭典>- A Dictionary of 15th Century Vietnamese. Ha Noi: Nxb Tu dien Bach khoa. 2014. 496p.
24. Phan John Dương. (2012). Lacquer words: the Evolution of Vietnamese under Sinitic Influences from the 1st Century BCE through the 17th Century CE. A Dissertation Presented to the Faculty of the Graduate School of Cornell University in Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree of Doctor of Philosophy.
25. Nguyễn Thiện Giáp. 2010. 777 khái niệm ngôn ngữ học. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Nguyễn Thiện Giáp. 2010. Từ vựng học tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.
27. Michel Ferlus. (1992). Hisoire abrégée de l’evolution des Consonnes Initiales du Vietnamien et du Sino-Vietnamien. Mon-Khmer Studies 1992. 20. Pp.111-125.
28. Gregerson, Kenneth J. 1991. An Austronesian lexicon in Vietnamese. In Jeremy H. C. S. Davidson (ed.), Austroasiatic languages: Essays in honour of H. L. Shorto, 81-94. Collected Papers in Oriental and African Studies. P.81-94.
29. Cao Xuân Hạo. Hán Việt và thuần Việt. Trong “Tiếng Việt, văn Việt, người Việt”. TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ, 2003 (in lần thứ 3).
30. Park Ji Hoon. (2009). Những dấu vết âm Hán Thượng cổ (hoặc hệ thống ngữ âm từ đời Đường về trước) trong tiếng Việt và tiếng Hàn. Tc Ngôn ngữ. tr.37-42.
31. Bernhard Karlgren. (1923). Analytic Dictionary of Chinese- Japanese. Paris. Librairie Orientalise Paul Geuthner. 18 RUE JACOP 60.
32. Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục. 2007. 463p.
33. Lê Đình Khẩn, Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt. Tp. Ho Chi Minh: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 420p.
34. Vương Lộc. 1999. Henri Maspéro và công trình “Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt- các âm đầu”. Trong “Giao lưu văn hóa & ngôn ngữ Việt Pháp”. TP. Hồ Chí Minh: Nxb thành phố Hồ Chí Minh. P.280-289.
35. Vương Lực王力. (1982). 同源字典 (Đồng nguyên tự điển)。商務印書館 (Thương Vụ ấn thư quán)。北京。
36. Quách Tích Lương郭锡良. (1986). 《漢字古音手冊》。北京大學出本社。
37. Maspero. H, Études sur la Phonétique Historique de la Langue Annamite: les Initiales, BEFEO, H, 1912
38. Shimizu Masaaki (2010). A Phonological Reconstruction of 15th Century Vietnamese Using Chữ Nôm 字喃Materials. 2010 International Conference and Taiwanese Studies, National Cheng Kung University, Taiwan.
39. Victor H. Mair, Tsu-Mei Lin (1991). The Sanskrit Origins of Recent Style Prosody. Harvard Journal of Asiatic Studies. Vol.51, No. 2 (Dec., 1991), pp.375-470.
40. Gaston Nhẫn. (1967). Etude du consonantisme du Quốc âm thi tập (Nghiên cứu hệ thống phụ âm đầu của Quốc âm thi tập, Luận án Tiến sĩ đệ tam cấp). INACO. Pháp. 243 p.
41. E.G. Pwlleyblank (蒲立本). 1999. 《上古漢語的輔音系統》 (The Consonantal System of Old Chinese). 潘悟云,徐文堪 譯 (據 Asia Major 9/1962譯出). 中華書局.
42. Axel Schuessler. (2007). ABC Etymologycal Dictionary of Old Chinese. University of Hawai‘i Press. Honolulu.
43. Paul Schneider, (1993), Dictionnaire historique des ideogrammes Vietnamiens, Domaine Carlone - 98, boulevard Edouard Heriot - BP 209 - 06204 NICE Cedex 3 (France), Nice.
44. Trần Đình Sử. Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt. Trong “Thông báo Hán Nôm học 1997”. Hà Nội: Nxb Thế giới. 1998.
45. L.J. Taberd, (1838), Dictionarium Anamitico- Latinum (《南越洋合字彙》 Nam Việt Dương hiệp tự vị), Frederrichnagori Vulgo Serampore.
46. Nguyễn Văn Tài. (2006). Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn. Nxb Từ điển Bách Khoa. Hà Nội.
47. Yonosuke Takeuchi竹內與之助. 1988. 《字喃字典》(Tự điển chữ Nôm) . 東京大學書林DAIGAKUSYORIN. 東京。
48. Hà Văn Tấn, Về những chiếc nha chương trong văn hóa Phùng Nguyên. Trong “Theo dấu các văn hóa cổ”. Hà Nội: Nxb. KHXH. 1997. p. 569-591.
49. Đinh Thanh Thụ丁聲樹 (編錄)李榮(參訂)1958。 《古音字 音 對 照 手 冊》。 科學出版社。
50. Nguyễn Đại Cồ Việt (阮大瞿越)。 (2011). 《十七世纪越南汉字音(A类) 研究》。 (LATS). Đại học Bắc Kinh。
51. Nguyễn Đại Cồ Việt. (2009). Từ thí dụ cụ thể thị: chợ bàn về âm Hán Nôm hóa. Tc Ngôn ngữ, số 10/2009.
52. Nguyễn Đại Cồ Việt. 2010. Vài suy nghĩ về phân tầng lịch sử âm Hán Nôm hóa. Tc Ngôn ngữ, số 05/2010. tr.69-77.
53. Nguyễn Đại Cồ Việt. (2011). Về sự đối ứng -UNG: -UÔNG trong âm Hán Việt và âm Hán Nôm hóa. Tc Ngôn ngữ. số 04/2011.tr.10-18.
54. 史有为。《汉语外来辞》。北 京 :商务 印书馆 。2000.
55. 为树关。2004. 《汉越语关系词 声 母 系 统 研 究》 。廣西民族出版社。
56. 陳保亞。2004.《漢越工具質料關係詞的詞聚有》
57. 李知沅。《現代漢語外來詞研究》。台北:文鶴出版有限公司。2004。
58. 刘正谈 & 高名凯 & 麦永乾 & 史有为 。《漢语外来词词典》 (A Dictionary of Loan Words and Hybrid Words in Chinese) 。 上海: 上海辞书出版社。


2 nhận xét:

  1. Hi, I am doing a project on this topic, I was wondering if there is an English version of this paper?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. I'm sorry to say that this article has not been translated in to English yet.
      If you need something relating to the issue, plz contact me by using this email: trantrongduonghn@gmail.com.
      Thanks a lot!
      Tran trong Duong

      Xóa