Về chữ VÓT, thực ra không nên nhầm theo Bỉ Nhu,
đó không phải là "vót nhọn cho thành roi nhỏ"
mà VÓT- VỌT là từ Việt cổ, đều là "cái roi".
tục ngữ: thương cho roi cho vọt...
Chỉ Nam ngọc âm: cung kiện: túi cung bền sao, Mã tiên: vọt ngựa giục vào hăm hăm
Thiên Nam ngữ lục: đúc một ngựa sắt ngàn cân, luyện một vọt sắt mười phẩn cả cao [Nguyễn Ngọc San 2003: 220]
Truyền kỳ mạn lục: Nối nghe giữa trời có tiếng phải vọt đánh mà khóc lóc (QI, 44a)
Thêm đau vọt đánh máu chảy đầm đìa (QIV, 22a) [Nguyễn Quang Hồng Tự điển chữ Nôm2006: nxb GD, H, tr1245].
Thiền tông khóa hư ngữ lục (tk XIV): Khách đi đường giơ vọt chóng bằng tên, thuyền về bến quai chèo chỉn kíp bằng thoi (46b)
Mười xin lòng ngựa chớ còn phải giơ vọt nữa (75a).[Trần Thái Tông.Thiền tông khóa hư ngữ lục. Tuệ Tĩnh giải nghĩa. Trần trọng Dương (khảo cứu, phiên chú). TT Quốc học, Nxb Văn học. Hà Nội. 2009]
Kết luận, ta có chuổi đồng nguyên: MÓT- VÓT- VỌT và VỤT (bằng cái vọt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét