NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT VÀ NHỮNG VAY MƯỢN TỰ HÌNH CHỮ HÁN
QUA CUỐN TAM THIÊN TỰ
Nguyễn Đình Hoà
Đại học Southern Illinoise
1. Trong số những cuốn sách giáo khoa dạy tiếng Hán (với tư cách là một ngoại ngữ truyền thống kinh điển) cho học sinh, và thường được xem như là những cuốn “từ điển văn hoá”, có Nhất thiên tự [ Nguyễn Đình Hoà 1963 & 1989], Tam thiên tự, Ngũ thiên tự [Nguyễn Đình Hoà 1973], Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca [Chen 1971; Nguyễn Hữu Quỳ 1971; Nguyễn Đình Hoà 1988]. Tất cả những sách giáo khoa trên đều dùng thơ Việt như là một phương thức ghi nhớ để dạy chữ Hán cùng những lời chua nghĩa bằng tiếng bản địa được ghi bằng chữ Nôm (chữ của phương Nam hay chữ viết bình dân) [Nguyễn Đình Hoà 1959 & 1990].
Trong khi những cuốn sách khác đều dùng thể thơ lục bát, Tam thiên tự dùng thể thơ bốn chữ với sơ đồ vần như sau:
THIÊN trời ĐỊA đất 天 俼 地 坦
CỬ cất TỒN còn 舉 拮 存 群
TỬ con TÔN cháu 子 岞 孫 刯
LỤC sáu TAM ba 六 婅 三 倈
GIA nhà QUỐC nước 家 茹 國 搩
TIỀN trước HẬU sau 前 略 後
. Trong bài viết nhận định về cuốn Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca (cuốn tự điển Hán Việt của vua triều Nguyễn) [Nguyễn Đình Hoà 1988], Nguyễn Trần Huân đã giới thiệu một bản in Hải Phòng do Xuân Lan in năm 1911 và một bản in ở Hà Nội do Ninh Hà in năm 1935, ts Nguyễn Trần Huân [1974 : 366] viết rằng bản in sau do Ngô Thì Sỹ (1726 – 1780) là soạn giả của bảng từ này vào năm 1776 [377].
Theo sự hiểu biết của người viết, có hai bản in khác: mộ bản biên tập bởi học giả Petrus Trương Vĩnh Ký (ông vốn là người thông thạo nhiều thứ tiếng) tại Sài Gòn năm 1898 và một bản biên tập bởi một nàh Phật học Đoàn Trung Còn, do Trí Đức Tòng Thơ xuất bản tại Sài Gòn năm 1959. Lê Văn Quán [1981” 168 - 169] ch biết thư viện Khoa học Xã hội (Hà Nội) có đến sáu bản mang tên Tam thiên tự giải dịch quốc ngữ khắc in dưới trều Duy Tân, thêm vào là một văn bản sớm hơn (được tìm thấy ở cuốn cuốn Đạo giáo nguyên lưu của hoà thượng Phúc Điền). văn bản bnày, theo ông, mang tên Tam thiên tự toản yêu, ông cũng cho biết thời điểm in là năm thứ năm niên hiệu Thiệu Trị (1845).
Trong một bài viết năm 1973, chúng tôi đã sử dụng tư liệu do Ts Đỗ Linh Thông (Vienna, Virginia) gửi tặng, cuốn sách tên là Tam thiên tự giải dịch quốc ngữ do cha Vũ Khoa (nhà thờ Phát Diệm) biên tập và xuất bản vào cuối mùa thu năm Duy Tân thứ 2, năm Mậu Thân (1908). Trang nhan đề cuốn sách xác nhận rằng bản này là bản in lần thứ hai theo bộ ván lưu trứ ở nhà thờ Phát Diệm, với giá bán là 0.30 đồng.
Trong lời giới thiệu dài 52 dòng được viết bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ, cha Vũ Khoa [1908: 1-4] nhận là không có thông tin nào về tác giả cuốn từ điển Hán Việt này, rằng đó phải là một học giả rất uyên thâm [Lời nói đầu, dòng 1-2]. Nhưng thực ra, Tam thiên tự không phải là tác phẩm của tác giả khuyết danh. Trong bài viết công bố trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, cố học giả Trần Văn Giáp, trong khi thảo luận về nguồn gốc chữ Nôm [Trần: 1969: 7-24], phát hiện ra rằng tác giả của Tam thiên tự hay Tự học toản yếu là Ngô Thì Nhiệm (một học giả, thi nhân, nhà sử học) [Trần 1969: 14- 17], chứ không phải là thân phụ của ông như theo sách của Nguyễn Trần Huân năm 1974. Điểm này đã được Đào Duy Anh khẳng định trong cuốn chuyên luận về chữ Nôm [1975: 123] cũng như Trần Văn Giáp [1990: mục 215: 14-17]. Ngô Thì Nhiệm (1746 – 1803), cũng giống như thân phụ ông (1726 – 1780), sinh ra trong một gia đình danh tiếng tại làng Tả Thanh Oai (làng Tó)- một làng nổi tiếng về Nho học [1984: 324-325].
2. Một số bản quốc ngữ là Lê Văn Quán đề cập đến trong cuốn chuyên luận năm 1981 [160-170] & 176-177] và một số bản chúng tôi vừa tìm thấy tại thư mục quốc gia Paris đều là những bản in sau bản Trương Vĩnh Ký năm 1898, và gần đây hơn là bản Trí Đức Tòng Thơ năm 1959. Như bản phiên và biên tập của Trương Vĩnh Ký, bản Trí đức tòng thơ không chua chữ Nôm mà chỉ chua chữ Hán và chữ quốc ngữ. Vì vậy, trong chuyến tới Nakang (đài Bắc) vào tháng 1 năm 1989, chúng tôi rất mừng khi tìm được một bản in năm 1939 tại thư viện Fu - ssu - nien của viện Sử Triết viện Hàn lâm Sinica (Đài Loan).
Không có tên tác giả trên bìa cuốn sách này, chỉ thấy ghi là được in ở nhà in Thuỵ Ký và bán tại hiệu sách Quảng Thịnh (115 phos Hàng gai, hà Nội). giá bán là 1 đồng Indochinese. Sách có 150 trang, mỗi trang soá 20 chữ Hán xếp làm bốn cột, được đọc từ trên xuống dưới theo chiều từ trái sang phải. trong một cột, mỗi mục từ bao gồm: (1). Một chữ Hán, như 天 ; (2). Âm Hán Việt, thiên; tiếp đến là (3). Chữ Nôm dùng để ghi nghĩa tiếng Việt; (4). Phần phiên âm quốc ngữ, giời 俼 ; và (5) Từ tương đương trong tiếng Pháp, ciel. Ví dụ:
天 Thiên
俼 Giời ciel
地 Địa
坦 Đất terre
Chúng tôi so sánh bản 1939 và bản 1908 chủ yếu tập trung ở phần chữ Nôm được dùng để dịch sang tiếng Việt và lời giải thích tương ứng.
3. Tuy nhiên, chúng tôi trước tiên sẽ nghiên cứu lời nói đầu của Ngô Thì Nhiệm để thấy rõ ý định của ông khi bắt đầu biên soạn cuốn sách này.”Thiếu thời tôi có cơ hôịo học văn chương. bây giờ lúc làm quan, mỗi khi nghi ngờ về nghĩa của một chữ, tôi hỏi những người học rộng và cùng thảo luận, giải quyết những vấn đề liên quan. Sau khi lên làm ở Bộ Công, được đọc những cuốn sách hay, tôi thường tra những chữ khó trong các tư liệu khác nhau; những gì tôi hiểu thì thu thập và chiỉnh lý lại, rồi dịch và làm lời chua, nghĩa được đặt liền với chữ ghi âm. Tôi tạm gọi đây là một bản sao đại thể của Tự học toản yếu. Sau khi viết xong, tôi đem khắc in thành sách.” [Trần: 16; 1990: 14-16].
Dù bảng từ này “chỉ là một cây giữa rừng, một giọt nước giữa biển” như Ngô Thì Nhậm nói [Trần 1969: 16; 1990: 14-16], nhưng văn bản mang tính Việt tạo này rất khác so với Tam thiên tự của Chu Hưng Tự, khác ở chỗ nó sử dụng vần lưng: chữ thứ tư của dòng này bắt vần với chữ thứ hai của dòng sau (750 câu).
4.1. Trước nhất, cuốn sách có một số từ cổ mà ngày nay không còn được sử dụng nữa hoặc chỉ dùng trong các từ ghép. Ví dụ: bợm 刣 (con điếm) 28b, bui 戞 (chỉ có) 36a, chiêu 昭 (bên trái) 61b, chỉn 㐱 (rất, thực là) 37a, chưng 烝 (ở, vì) 26a, đã 乑 (khỏi ốm 53b), đẳng 等 (cấp), đau đáu 乣 尦 (lo lắng) 50a, đùm 皅 (gói) 27a, ghẽ 技 (chia) 64a, ghín 謹 (kính cẩn) 12b, gìn 廛 (cầm giữ) 51a, hen 栢 (ho) 56b, kín 謹 (mang, gánh) 28a, lét 姧 (liếc mắt) 13a, luống 浕 (phí, uống) 38a, mắng 渕 (nghe) 48b, náu 鬧 (trốn) 27b, nhà trò 茹 路 (hề diễn) 29b, níp 饠 (cái nắp) 23b, tõi 撮 (tìm kiếm) 51b, thày mo 柴 謨 24b, thửa 所 (của nó, của anh ấy) 25b, vã 土韋 (đi xa) 33a, vãi 壊 (gieo hạt) 38b...
4.2. Bản 1908 có một số từ có lẽ là từ địa phương của vunbgf công giáo Phát Diệm và Bùi Chu, ví dụ như lả 把 (3b, Lời nói đầu: 懄 冊 吏 把 冊 chữ sách lại lả sách ) với lả nghĩa là “trả ơn” chua cho chữ báo 報 (15b); “trả lại” chua cho chữ hoàn 還 (19a); “đáp lễ” chua cho chữ thù 酬 (49b). Động từ này rõ ràng là cũng như từ Blả [De Rhodes 1651], lái 鞩 (28a) chua chữ quả 旜 [cn. Blái trong De Rhodes 1651], vuối 貝 (3a, 4b, 49a) “cùng với”.
4.3. Tất cả những từ bắt đầu bằng / r / được phiên âm bằng những chữ có âm Hán Việt là / l /: ra 口 卥 2b, 4a; rau 蔞 15b, 17a; rau 葈 (nhau thai) 27b, rỡ ràng 摖 帲 25a; răn 竃 30b; răng 靭 29b; rất 慄 49a; râu 鏓 15a; rét 洌 49b; rễ 媀 11b, 12b; rêu 繤 64a; rình 伶 35b; rìu 粶 13a; rõ 賋 2b, 4a; roi 檑 40b; ròm 燌 13a; rồi 耒 (nhàn rỗi) 34a; rồng 纅 16b; rộng 鋥 21b, 27a, 53a; rơi 崊 24b; ruồi 晍 17b; ruộng 蜽 11b, 28b; ruột 婮 14a; rừng 峑 14a.
4.4. đáng chú ý là có sự nhầm lẫn giữa phụ âm / l- / và / n- /: bản Vũ Khoa ghi loãn cho noãn (trứng) 27b.
5. Các mục từ Hán Việt vốn đã thú vị vì trong một số trường hợp, gồm cả những chữ ít gặp, thì phần giải lại có những nét nghĩa rộng hơn so với nghĩa gốc trong tiếng Hán. Ví dụ: hang 虫亢 (kén tằm) 52b được chua là thằn lằn 忇 氜 . Biêm 砭 (Hòn đá dùng để giặt) 53a, được chua là mài 砙 . Phất ư犭弗 (đười ươi) 55b được chua là lợn lòi 妌 噑 . thích (gai) 62b được chua là bướu cây 苼 夛 . Tương 緗 (lụa vàng mà nhẹ) 64b được chua là vàng.
6. Tiếp nữa, các tự dang Nôm trong Tam thiên tự khác với các chữ ở giai đoạn sớm hơn. Trong khi các tự dạng sớm hơn có xu hưng phản ánh ngữ âm lịch sử, sử dụng phép giả tá, thì chữ Nôm trong Tam thiên tự thường dùng phép hình thanh- chỉnh âm bằng cách thêm yếu tố trỏ nghĩa, thường là bộ thủ chân 觮 16b cv chân真 trong BV [Bạch Vân am quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm]; con岞 11a cv (cũng viết) con昆 trong BV hay trong TKML [Truyền kì mạn lục’]; dại 塮 15a cv 曳 trong TKML; đỏ 雼 17a cv 覩 trong BV; đủ 霊 11a cv 堵 trong TKML; giục 滙 33b cv 逐 trong TKML; khen 慿 19b cv 看 trong TKML; mai 旦枚 (ổbuổi sớm) 13b cv 埋 trong BV; ngửa 辀 13b cv 語 trong từ điển Taberd hay TKML; nhịn 口忍 28a cv 忍 trong TKML; no 琘 21a cv 奴 trong BV; thăm 渘 30a cv 探 trong TKML; thấy 獕 23b cv 体 trong TKML; thơ 詩 25b cv 撪 trong BV; thử 試 42b cv 此 trong TKML; xanh 籑 cv 青 trong BV...
7. Tất cả những từ bắt đầu bằng phụ âm đôi TR- trong tiếng Việt hiện đại đều được ghi bằng những chữ có thuỷ âm / l- /, đây cũng là điểm mà một số học giả cho rằng đó chính là yếu tố thứ hai của tổ hợp phụ âm trong tiếng Việt Trung đại, như ghi nhận trong từ điển của De Rhodes năm 1651 [Gregerson 1969; Nguyễn 1986]: 狝ghi trai (con trai) 16b; 娋 ghi trẻ 11b; 撩 ghi treo27b; 撩 ghi trêu 30b; ghi tròn 21b; 瑇 ghi trong 12b; 粇 ghi trôi 20a, 20b;口 耒 ghi trối 51a; 擡 ghi trống 13b; 炶 ghi trồng 22b;灡 ghi trơn 33b; 略 ghi trước 48a...
8. Hơn nữa, nhiều từ có thuỷ âm / s- / ở Hà Nội và / ∫- / ở Sài Gòn được ghi bằng cách kết hợp những yếu tố thuỷ âm / l- /, điều này chứng tỏ từng có tổ hợp phụ âm / sl- /, như trong: 瀝ghi sạch 27a; 讍ghi sân 20b; 焵ghi sâu 15b, 66a; 螻ghi sâu 22a; 芁ghi soi 19b, 37b; 礌ghi sỏi 51b; 夲ghi sóng 21b, 45b; 芁ghi sôi 34b; 槣ghi sông 18a, 24a; 撡ghi sống 20a, 39a; ghi sớm 23a, 29b; 檋ghi sưng 29a...
Trong trường hợp ghi 巨郎sáng 25a, 30b, thì rõ ràng là tổ hợp phụ âm / kl- / được ghi bằng một dấu phụ như [Nguyễn 1989: 19-21].
9. Về những hiện tượng từ láy mà cuốn sách liệt kê, chúng ta có thể nói rằng, cùng với những chữ láy hoàn toàn như ầm ầm 喑喑64a, đa đa 多多56b, mành mành 襊襊66a, le le 離離58b, mờ mờ 糵糵59b, ồ ồ 61b, ... một số dạng (a) phản ánh thanh tương ứng, thanh ngang/bằng xuất hiện cùng với hỏi, sắc và thanh huyền xuất hiện cùng với thanh ngã/ nặng; (b) chứng tỏ sự chuyển đổi giữa các âm tắc thanh hầu và âm mũi; hay (c) chứng tỏ mối quan hệ song song của độ cao nguyên âm (u – i, ô – ê, o –e ):
(a) chăm chắm < chắm chắm 占<占<55b
Đau đáu < đáu đáu 乣 叺 60b
Năm nắm < nắm nắm 朩 捻 55b
Ong óng < óng óng 忄雍忄雍64a
Phơi phới < phới phới 派 派 64a
Rầy rẫy < Rẫy rẫy 汜 汜 60b
Vò võ < Võ võ 宇 宇 55b
Vòi vọi < vọi vọi 堺 堺 55a
(b) Cun cút < Cút cút 阾 鐄 56b
(c) Thủng thỉnh 舂 請 58b, 62a
Mông mênh 氵蒙 溟 56b
10. Các bản in 1908 và 1939 phản ánh tiếng địa phương của Phát Diệm và Hà Nội khá rõ; điều này được trình bày theo các cặp chữ Nôm dưới đây:
雤 vắn thay vì ngắn, dưới 短 ĐOẢN
把 lả/ trả thay vì 者 giả, dưới 報 BÁO
全侖 lọn thay vì 淿 trọn, dưới 全 TOÀN
須 tua thay vì 年宜 nên, dưới 須 TU
鬧 náu thay vì 玌 dấu [cv giấu], dưới 隱 ẨN
鞩 lái thay vì 果至 trái, dưới 旜 QUẢ
土韋 vãthay vì 步 bộ, dưới 陸 LỤC
木渉 錽 máy rối thay vì木渉 錽máy dối, dưới 儡 LỖI
11. Bản in 1908 tỏ ra được biên tập cẩn thận hơn bản in 1939 (bản này nhiều chỗ không theo phép chính tả). Như dưới chữ trì 遲 viết nhầm là chì [tr.22], 遲甚 chua là chậm không văn vận với âm -ầy:
速 TỐC 瀬 chóng 遲 TRÌ 囜 chầy
雲 VÂN 詸 mây 火 HOẢ 帞 lửa
Hơn nữa còn có
必 TẤT 乙 ắt 須 TU 須 tua
寺 TỰ 廚 chùa 郵 BƯU 驛 dịch
Bản in 1908 (22b) dùng tua để chua cho TU, tualà từ cổ hay được dùng hơn nên年宜trong bản 1939: 32. Tiếp nữa:
尉 UÝ 官 尉 (Quan uý) 丞 THẰNG 官 丞 (quan thằng)
齒 XỈ靭răng 眸 MÂU 姫 mắt
Bản in 1939 (tr.50) đọc 丞 là thừa, trong khi bản Vũ Khoa đọc là thừng (như thằng), bắt vần với răng (29b).
Về chữ Hán 炒 sao, lời chua 火正 rang (1939: 68) không chính xác bằng 粓 thui (1909: 36a) bởi chữ bắt vần với nó ở dòng dưới là 堆 đồi.
燎LIÊU 嘥 đốt 炒 SAO 粓 thui
巖 NHAM 讛 đồi 穴 HUYỆT 魯 lỗ
12. Ai cũng thừa nhận rằng chữ Nôm được dùng theo những dạng thức mà cá nhân người viết/ người chép chọn lựa hay ghi nhớ. Tuy nhiên, tác gải vô danh của bản in năm 1939, ngoài lời chua bằng tiếng Pháp, còn tỏ ra có nhiều thiếu sót và nhầm lẫn (ở trang 61, cột thứ 3 thứ 4 có chữ Hán và chữ Nôm tương đương bị lẫn lộn). Vì vậy, có thể nói rằng bản in này không trung thành với những đóng góp của Ngô Thì Nhiệm, và rằng, cuốn in trước, với một số dị bản, gồm cả những vấn đề quan yếu của nó , là cuốn giáo khoa hữu ích và là công cụ nghiên cứu giá trị hơn.
Trần Trọng Dương dịch
Nguyên bản tiếng Anh: Vietnamese Phonology and Graphemic Borrowing from Chinese: the Book of 3000 Character Revisited của cố Gs Nguyễn Đình Hoà đăng tải trên www.sealang.net/mks/copyright.htm Mon- Khmer Study (MKS) 20: 163-182 (c ) 1992. Xin cảm ơn chị Trần Uyên Thi đã hiệu chỉnh những sai sót trong quá trình chuyển ngữ.
Tam thiên tự. Quảng Thịnh. Hà Nội.
Cao Hữu Lạng. 1982. Hán – Nôm Books in Vietnam until the End of the Nguyen Dynasty. Vietnam Courier, 08. 26-29.
Chen Ching-ho. 1971. Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca. The Chinese University of Hongkong. Hongkong.
Đào Duy Anh. 1975. Chữ Nôm, Nguồn gốc, Cấu tạo, Diễn biến. Nxb.KHXH. Hà Nội
Alexandro de Rhodes.1651. Dictionarivm Annamiticivm- Lusitanvm- Latinvm Sacre Congragationis de Propagada fide Cardinales. ROME.
Đoàn Trung Còn. 1959. Tam Thiên tự. (Q1). Trí Đức Tòng Thơ. Sài Gòn.
Gregerson, Kenneth J. 1969. A Study of Middle Vietnamese Phonology. Bulletin de la Sociéte des Etudes Indochinoises, Nouvelle série, Tome XLIV, No.2 (Deuxième trimester), 131-193.
Lê Văn Quán. 1981. Nghiên cứu về chữ Nôm. Nxb.KHXH. Hà Nội.
Minea, Toru. 1972. Etsunan Kanjion no Kenkyu. Studies on the Sino- Vietnamese. Toyo Bunko. Tokio.
Ngô Thì Nhiệm. 1831. Tam thiên tự giải âm (Tự học toản yếu). Phú Văn đường. Hà Nội.
Ngô Thì Nhiệm. 1908. Tam thiên tự giải dịch quốc ngữ. Vũ Khoa (biên tập). Tổng Đường Phát Diệm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm. 1974. Bạch Vân am quốc ngữ thi tập. Xuân Phúc (phiên âm). Nouvelle série. Tome XLIX, No.4, 607-850.
Nguyễn Dữ. 1962. Truyền kỳ mạn lục. Nguyễn Trần Huân (dịch chú). Gallimard. Paris.
Nguyễn Đình Hòa. 1959. Chữ Nôm: the Demotic System of Writing in Vietnam. Journal of American Oriental Society 79.4.270-274.
Nguyễn Đình Hòa. 1973. The Book of Three Thousand Characters: an 18th Century Chinese – Vietnamese Dictionary. Paper presented at the 183rd Meeting of American Oriental Society.
Nguyễn Đình Hòa. 1986. De Rhodes’ Dictionary (1651). Paper in Linguistic 19.1.1-18.
Nguyễn Đình Hòa. 1987a. Bishop Taberd’s Vietnamese – Latin Dictionary (1838). Paper presented at the Biannual Meeting of the Dictionary Society of North America, St.Joseph’s University, Philadenphia, PA.
Nguyễn Đình Hòa. 1987b. On Cultural Dictionaries in Vietnamese. Lexicographica (Tubugen) 3/1987. 142-157.
Nguyễn Đình Hòa. 1988. Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca: a 19th-Century Chinese – Vietnamese Dictionary. Paper presented at the 21st International Conference on Sono-Tibetan Languages and Linguistics, University of Lund, Lund. Sweden.
Nguyễn Đình Hòa. 1989. The Book of One Thousand Characters: Nhat Thien Tu. Carbondale, IL: Asia Book. [Vietnam Culture Series, No.2]
Nguyễn Đình Hòa. 1990. Graphemic Borrowing from Chinese: the Case of Chữ Nôm- Vietnamese’s Demotic Script. The Bulletin of the Institute of History and Philology. Academia Sinica. Vol.LXI, Part II. Taipei, Taiwan,China.
Nguyễn Hữu Quỳ (Phương Thủ), ed.1971. Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca. Tập1. QI-II, Kham dư loại. QIII-V. Nhân sự loại. Saigon: Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá.
Nguyễn Khắc Kham. 1974. Chu Nom or the Former Vietnamese script and its past Contribution to Vietnamese Culture, “Area and Culture Series (Tokyo, Japan) 24.171-189.
Nguyễn Ngọc San.1987. Chữ Nôm và văn bản chữ Nôm, in Cơ sở ngữ văn Hán Nôm. T.IV, Phần 2. Lê Trí Viễn cb. Pp.184-355. Hanoi: Giáo dục.
Nguyễn Phú Phong.1978. A Propos du Nom, écriture Démotique Vietnamienne, Chíe de Linguitique Arie Orientale 4 (Sept).43-55.
Nguyễn Quang Xỹ & Vũ Văn Kính.1971. Tự điển chữ Nôm. Saigon: Trung Tâm học liệu.
Nguyễn Tài Cẩn. 1979. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt. Hanoi: KHXH.
Nguyễn Tài Cẩn & N.V Xtankevich.1976. Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo chữ Nôm. Ngôn ngữ 28.15-25; 29 .14-24.
Nguyễn Tài Cẩn & N.V Xtankevich.1985. Một số vấn đề về chữ Nôm. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.
Nguyễn Trần Huân (dịch chú). 1962. Vaste recuel de legends merveilleuses (Truyen ki man luc) by Nguyen Du. Gallimard. Paris.
Nguyễn Trần Huân. 1974. Review of Chen Ching-ho, Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca. Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extreame-Orient 61.365-371.
Schneider, Paul. 1974. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Porte-Parole de la Sagesse Populaire: le ‘bạch vân am quốc ngữ thi tập’ , Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, Nouvelle Série49.4. 607-850.
Schneider, Paul. 1979. Les Idéogrammes Vietnamiens: Etude sur l’Ecriture Nôm au XVI ème Sièrie. Nice: Approchess Asie. Cahier du C.E.R.A.C.
Schneider, Paul. 1988. Son et Signification dans les Idéogrammes Vietnamiens, The Vietnam Forum 12.1-19.
Taberd, Jean Louis.1838. Dictionarium Annamitico-Latinum. Serampore: J.C Marshman.
Takéuchi, Yonosuké 竹内与之助. 1988. Tự điển chữ Nôm. Tokyo: Daigakusiorin.
Tomita, Kenji富田健次. 1979. Chữ Nôm-the former Vietnamese demotic script- its Structure and Origin. Đông Nam Á Nghiên cứu (Osaka) 17.1. 85-98.
Trần Văn Giáp. 1969. Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm, Nghiên cứu lịch sử 127.7-25.
Trần Văn Giáp. 1984. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm: Nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam. T.1. Nxb Văn hóa. Hà Nội.
Trần Văn Giáp. 1984. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm: Nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam. T.2. Nxb KHXH. Hà Nội.
Trương Vĩnh Ký P.J.B.1883. Grammaire de la Langue Annamite. Guilland et Martinon.
Trương Vĩnh Ký P.J.B.1898. Tam thiên tự giải âm. Tự học toản yếu. Rey et Curiol. Saigon.
Trương Vĩnh Ký. 1888. Ecriture en Annam. Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises de Saigon (Premier semestre), pp.5-9. [Exxtrait de ‘Annam polique et social de Petrus Ky]
Tự Đức.1898 (1971). Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca. T.1, cuốn 1-5, ed Nguyễn hữu Quỳ, Saigon: Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá. 1971; Cuốn 1-13, ed Trần King Hoà, Hong Kong: The Chinese University of Hongkong,1971.
Viện Ngôn ngữ học. 1976. Bảng tra chữ nôm. Hanoi: KHXH.
Vũ Khoa (biên tập). 1908. Tam thiên tự giải dịch quốc ngữ. Phát Diệm tổng đường. Phát Diệm.
Vũ Văn Kính & Nguyễn Văn Khánh. 1970. Tự vị Nôm. Saigon: Đại học Văn khoa.
Wen Yu.1933. The Formation of the Chu Nom and its Relation to Chinese Character. Yenching journal of Chinese Studies 14 (Dec). 201-242.
Schneider, Paul. 1974. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Porte-Parole de la Sagesse Populaire: le ‘bạch vân am quốc ngữ thi tập’ , Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, Nouvelle Série49.4. 607-850.
Schneider, Paul. 1979. Vấn đề đặt thời điểm cho các tác phẩm viết bằng chữ Nôm: Nói về cuốn Tam Thiên Tự. Diệu Pháp (Nice, Fr)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét