Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

từ nguyên của "bóc, róc, rọc, lóc, lọc, gióc, giọc, tróc"

Chữ Hán: 剝
Thanh mẫu: 幫
Vận mẫu: 覺
Thanh điệu: 入
Độ mở: 开
Nhiếp: 江
Đẳng: 二等
Thiết âm: 北角
Ghi chú: 見於《說文》
Phục nguyên âm thượng cổ:
Karlgren: pu ̆k
Lí Phương Quế: pruk
Vương Lực: peok
Baxter: prok
Trịnh Trương Thượng Phương: proog
Phan Ngộ Vân: proog


Âm Hán Việt là BÁC, âm Bắc kinh là bō, bāo.
Các nhà ngữ âm học lịch sử dựa vào các lưu tích trong chữ Hán để tiến hành tái lập.
Cụ thể, thanh phù của chữ trên là LỤC 彔, thanh phù này cho hàng loạt các chữ hình thanh có âm này như 錄祿碌淥逯. Mặt khác âm BÁC của chữ đang xét là căn cứ quan trọng nhất để có thể tiến hành tái lập thủy âm kép *pr-.
có thể thấy tiếng Việt còn giữ một số lưu tích của thủy âm kép CC trong tiếng Hán Thượng cổ.

1. *pr-> rụng -r-> *pok > bóc (bóc lá mía), bóc lột, trong đó "lột" mới có khả năng là từ gốc Nam Á, bóc = lột, tức bóc đi và lột ra. Lại thêm từ "bóc mẽ", "bóc tem". Có khả năng "bóc" còn cho biến thể "vạc" (hết nạc thì vạc đến xương).

2. *pr-> rụng -p-> *rok > róc (róc mía), rọc (rọc giấy)

3. *pr-> rụng -p-> *rok > lóc/ lọc (lóc/ lọc xương cá).

4. *pr-> *br-/ *bl-> giọc/ gióc/ tróc (tróc vẩy, gióc vẩy)

5. Bác với tư cách là âm đời Đường, đã được dùng khá linh loạt, như: bác bỏ, phản bác, thư bác, phiếu bác, biện bác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét